5 công nghệ xanh tiếp tục lên ngôi trong năm 2024
Doanh nghiệp châu Âu muốn mang công nghệ xanh đến Việt Nam Hội nghị COP27: Nỗ lực toàn cầu nhằm thực hiện các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu |
Công nghệ xanh thay đổi nền kinh tế
Công nghệ xanh hay còn gọi là công nghệ môi trường hoặc công nghệ sạch là ứng dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ xanh sẽ thải ra ở mức thấp nhất các chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, nó còn giữ cho môi trường tự nhiên và các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng ở mức thấp nhất.
Bà Ellen Caviglia, Giám đốc Điều hành công ty tư vấn kỹ thuật số Tonic, cho biết sự đổi mới công nghệ xanh đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh doanh và tiêu dùng, tác động tổng hợp từ mỗi lĩnh vực sẽ làm giảm lượng khí thải carbon và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tích cực trong thập kỷ tới.
Dưới tác động của số hóa nền kinh tế, các tập đoàn công nghệ của nền kinh tế không carbon sẽ trở thành các chủ thế mới của nền kinh tế tương lai. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong lĩnh vực sản xuất ôtô, hãng ôtô điện Tesla được thành lập năm 2003 đã trở thành hình mẫu của tất cả các hãng xe hơi trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà công nghệ xanh được định hình và giữ vị trí chủ chốt trong chiến lược 2025 của Trung Quốc.
Bên cạnh đó các xu hướng xanh như làm việc từ xa, thực tiễn kinh doanh số hóa còn giúp giảm tốc động lên môi trường mà vẫn đảm bảo được lực lượng lao động toàn cầu hoá hơn.
Chuyển đổi xanh, côn nghệ xanh chính là chìa khóa phát triển bền vững. |
Theo tác giả bà Marga Hoek, tác giả cuốn sách “Tech for Good, mục tiêu đẩy nhanh tốc độ và quy mô đột phá công nghệ đổi mới trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đầu tư chiến lược và hành động táo bạo. Chính sáng kiến kinh doanh là chìa khóa kích thích lĩnh vực công nghệ xanh tìm ra cách mới để đầu tư tiền bạc, thời gian và chuyên môn vào chương trình bền vững.
Khi dân số thế giới tăng lên và biến động khí hậu trở nên rõ rệt, ngành nông nghiệp áp dụng công nghệ xanh ước tính đạt được 100 tỷ USD giá trị thị trường toàn cầu vào năm 2030, bà Marga Hoek thông tin thêm.
5 công nghệ xanh của 2024
Xây dựng xanh
Trước thực tế đáng báo động về ảnh hưởng tác động của ngành công nghiệp xây dựng với môi trường sống, cảnh quan và hệ sinh thái nhiều chuyên gia đô thị nhận định, phát triển công trình xanh và xây dựng ít carbon sẽ là một trong những giải pháp bền vững để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống.
Thu hồi và lưu trữ carbon
Một câu hỏi ngày càng cấp bách cũng được đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải làm gì nếu nhiệt độ toàn cầu tăng quá mức 1,5 độ C. Muốn thế phải thúc đẩy công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon lấy cacbon từ khí quyển và sử dụng nó để tạo ra tổng hợp nhiên liệu.
Lưu trữ năng lượng tái tạo
Trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, một vấn đề quan trọng là tìm ra cách cung cấp năng lượng sạch một nhất quán. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần có khả năng lưu trữ số lượng lớn trong thời gian dài với chi phí thấp.
Hydro
Một số người dự đoán rằng đến năm 2050, Hydro cuối cùng sẽ cung cấp năng lượng cho hơn 400 triệu ô tô, lên tới 20 triệu xe buýt và hơn 20% số tàu khách. So với phương tiện chạy bằng động cơ đốt, xe chạy bằng hydro thân thiện với môi trường hơn nhiều.
Tái chế (hoàn thành xử lý chất thải)
Tái chế nâng cấp - biến chất thải thành vật liệu hoặc sản phẩm mới, có thể sử dụng được - chưa bao giờ phổ biến hơn thế. Các công ty và tổ chức đổi mới trên khắp thế giới đang tìm kiếm cách tái chế chất thải hiện có thành nhiên liệu, phân bón đến quần áo và xe đạp.
Tại phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, biến đổi khí hậu vấn đề khách quan, toàn cầu, toàn dân, có tính chất lâu dài, chúng ta phải thích ứng an toàn, hiệu quả với biến đổi khí hậu. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt mà Thủ tướng nhấn mạnh là tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước. Sửa đổi các quy định tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo… Đây là "một mũi tên trúng hai đích", khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này. "Phải kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam với xu thế phát triển của thời đại, của công nghệ… Cần quyết tâm cao hơn nữa, coi đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới, có một chiến lược cho việc này", Thủ tướng nhấn mạnh. |
Nguồn:5 công nghệ xanh tiếp tục lên ngôi trong năm 2024