70% số vụ phản ánh bức xúc liên quan đến ô nhiễm không khí, mùi
Kiên Giang: Đồn là nhà, biên giới là quê hương Tây Ninh: “Thương binh tàn nhưng không phế” |
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2021, ô nhiễm mùi là dạng ô nhiễm không khí phức tạp, được tạo ra từ sự kết hợp của các hợp chất khác nhau. Thành phần khí ô nhiễm gây mùi thường chứa nhóm các chất như NH3, H2S… hay nhóm các chất hữu cơ như hóa chất BVTV, VOC… Ô nhiễm mùi được đặc biệt quan tâm do đặc tính mùi hôi gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và khả năng phát tán trên diện rất rộng.
Ảnh minh họa |
Báo cáo cũng cho biết, các ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm mùi cao là thuộc da, chế biến mủ cao su, sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi heo, các ngành cơ khí luyện kim, các ngành nghề thuộc loại hình chế biến thủy sản, chế biến bột cá, chế biến phụ phẩm thủy sản… Ô nhiễm mùi phụ thuộc rất lớn vào loại hình sản xuất của các nhà máy, thời gian, điều kiện thời tiết và hướng gió chủ đạo.
Hiện nay việc xác định các thông số chỉ thị về mùi để thực hiện quan trắc không khí đối với các cơ sở gây ra mùi hôi còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy quy định rõ ràng, các thông số chỉ thị về mùi và ngưỡng phát hiện mùi hôi đặc thù cho từng cơ sở, hiện mới chỉ quy định chung trong môi trường xung quanh đối với 8 thông số các chất gây mùi khó chịu trong QCVN 06:2009/BTNMT, do đó việc giải quyết các khiếu nại của cộng đồng đối với các cơ sở gây ô nhiễm mùi gặp nhiều khó khăn.
Theo đường dây tiếp nhận ý kiến phản ánh của Tổng cục Môi trường, trong số ý kiến phản ánh của cộng đồng về các vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc tại địa phương có đến 70% số vụ việc phản ánh liên quan đến ô nhiễm không khí, mùi.
Theo nghiên cứu của Joji Fukuyama (Nhật Bản), nguồn phát thải mùi bắt nguồn từ hoạt động sản xuất của các loại hình công nghiệp khác nhau, phụ thuộc vào quy mô phát triển, công nghệ sản xuất và đặc tính nguồn thải. Tuy nhiên, giá trị của các thông số như thành phần mùi, nồng độ mùi, nhiệt độ, lượng khí thải… có thể thay đổi trong phạm vi rộng.
Thành phần khí ô nhiễm gây mùi thường chứa nhóm các chất gây mùi có khả năng dễ định lượng dưới dạng vô cơ như ammoniac, hydrosulfua… hay nhóm các chất hữu cơ như thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ (metan, butan, benzen, xylen, xiclohexanon, toluen...) hoặc nhóm các chất rất khó định lượng, bay hơi ở điều kiện nhiệt độ thường như VOC (gồm nhiều chất hữu cơ bay hơi mà điển hình là nhóm các chất thuộc ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm (mùi gia vị), mỹ phẩm…
Nguồn: 70% số vụ phản ánh bức xúc liên quan đến ô nhiễm không khí, mùi