Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 15°C

Anh tìm nguồn nhập khẩu LNG từ Mỹ để thay thế Nga

Vương quốc Anh cùng với Estonia, Latvia và Litva là những quốc gia châu Âu duy nhất chính thức cấm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
Năng lượng toàn cầu năm 2023 sẽ ra sao khi Trung Quốc mở cửa trở lại? Nhật Bản tăng cường nhập khẩu LNG từ Nga trong tháng 6
Anh tìm nguồn nhập khẩu LNG từ Mỹ để thay thế Nga
Ảnh minh họa. http:// kinhtexaydung.petrotimes.vn

Người phát ngôn của Bộ Năng lượng, Thương mại và Chiến lược công nghiệp của Vương quốc Anh cho biết: “Trước cuộc xâm lược Ukraine và việc vũ khí hóa năng lượng của Putin, chính phủ đã thực hiện các bước để chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, bao gồm cả việc chấm dứt nhập khẩu LNG của quốc gia này”.

Năm ngoái, nhập khẩu LNG từ Nga của Anh đã giảm 85% so với năm 2021. Năm 2021, Nga cung cấp 4% khí đốt tự nhiên, 9% dầu mỏ và 27% than đá cho Anh, trị giá khoảng 5,4 tỷ USD, theo Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung.

Dữ liệu từ thống kê thương mại của Vương quốc Anh cho thấy trong 7 tháng sau khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra từ tháng 2/2022, Vương quốc Anh chỉ nhập khẩu lượng dầu trị giá 2,37 triệu USD từ Nga nhưng không nhập khẩu than hoặc khí đốt.

LNG của Nga vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang các nước châu Âu khác, đặc biệt là Pháp. Xuất khẩu LNG từ cơ sở Yamal LNG của PAO Novatek sang Pháp đã tăng lên 5,25 triệu tấn vào năm ngoái, so với 3,79 triệu tấn vào năm 2021, theo dữ liệu từ Kpler.

Công ty điện lực National Grid plc của Vương quốc Anh đã cảnh báo vào tháng 10 về khả năng mất điện luân phiên nếu thời tiết cực lạnh và tình trạng thiếu khí đốt kết hợp làm hạn chế sản xuất điện. Bất chấp hai tuần thời tiết lạnh giá trong tháng 12, Vương quốc Anh vẫn đáp ứng nhu cầu điện từ năng lượng gió, điện nhập khẩu từ Pháp và sản lượng tăng từ các nhà máy chạy bằng khí đốt.

National Grid cho biết rằng mặc dù các nguồn năng lượng tái tạo đang gia tăng, nhưng khí đốt là nhiên liệu hàng đầu trong năm ngoái để sản xuất điện với tỷ lệ 38,5%, theo sau là năng lượng gió ở mức 26,8% và hạt nhân là 15,5%.

Mặc dù thỏa thuận cung cấp khí đốt trong 20 năm giữa Equinor và chính phủ Vương quốc Anh đã đổ vỡ vào tháng trước do giá chào bán của Na Uy được coi là quá cao, Anh đã đạt được một thỏa thuận khác với chính phủ Mỹ để nhập khẩu tới 353 tỷ feet khối (bcf) vào năm 2023.

“Mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Vương quốc Anh sẽ góp phần giảm giá thành cho người tiêu dùng Anh và giúp chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga một lần và mãi mãi”, Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak cho biết vào tháng trước.

Chính phủ Vương quốc Anh cũng đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý đối với các kế hoạch phát triển dầu khí trong nước gần đây nhằm tăng nguồn cung khí đốt trong nước. Các nhóm hoạt động môi trường đã phản đối kế hoạch cấp 130 giấy phép mới về dầu khí tại Biển Bắc vào cuối năm nay của chính phủ.

“Nước Anh sẽ tiếp tục cần tiếp cận nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chuyển đổi về phát thải ròng bằng 0…” - Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Môi trường Vương quốc Anh Philip Dunne cho biết khi ủng hộ vòng cấp phép dầu khí gần đây nhất.

Nguồn:Anh tìm nguồn nhập khẩu LNG từ Mỹ để thay thế Nga
Đỗ Khánh
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa
(Chinhphu.vn) - Sáng nay (24/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026
Ngân hàng cắt giảm nhân sự giữa làn sóng chuyển đổi số; VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận chạm mốc tỷ đô trong năm 2025; Loạt ngân hàng triển khai gói lãi suất ưu đãi 3.99%/năm; VIB dự kiến mua lại trái phiếu trước hạn gần 1.000 tỷ đồng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội rà soát công trình, dự án bất động sản tồn đọng; Đấu giá lô đất liên quan “Vũ nhôm” với mức khởi điểm hơn 100 tỷ; Khánh Hòa thu hồi hơn 200 ha đất để làm khu đô thị cao cấp tại Vân Phong; Hà Nội đấu giá 15 lô đất ở tại Mê Linh, giá khởi điểm 5,6 triệu đồng/m2…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/2: Kỳ vọng sớm vượt 1.300 điểm trong tuần tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/2: Kỳ vọng sớm vượt 1.300 điểm trong tuần tới
VN Index đã có 4 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa tại 1.296,75 điểm, tiệm cận mốc 1.300 điểm. Dòng tiền hoạt động mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại liên tục bán ròng, cùng với sự phân hóa giữa các nhóm ngành, đặt ra những thách thức cho phiên ngày 24/2. Liệu VN Index có thể vượt 1.300 điểm hay sẽ cần một nhịp điều chỉnh để củng cố đà tăng?

Giá heo hơi hôm nay 24/2: Tiếp tục đà tăng trên cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 24/2: Tiếp tục đà tăng trên cả ba miền
Giá heo hơi hôm nay tiếp tục đà tăng trên cả ba miền, với mức điều chỉnh từ 1.000 - 4.000 đồng/kg trong tuần qua.