Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 14°C
Hải Phòng: 14°C

Bảo tồn và phát triển nguồn gen mận cơm tại Lạng Sơn

Trước tình trạng cây mận cơm trên địa bàn tỉnh có biểu hiện thoái hóa, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen mận cơm tại Lạng Sơn”.

Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 700 ha mận cơm, trong đó, diện tích cho quả là hơn 570 ha, sản lượng khoảng 2.680 tấn. Cây mận cơm được trồng chủ yếu tại các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan, Lộc Bình. Nhờ việc cho thu hoạch sớm hơn các loại mận khác, mận cơm đã mang lại cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Tuy nhiên thực tế sản xuất cho thấy, đa số các hộ trồng nậm cơm trên địa bàn tỉnh đều chăm sóc theo phương pháp truyền thống, không có quy trình cụ thể, chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như nâng cao sức đề kháng với các loại sâu bệnh. Các kỹ thuật trong canh tác như: cắt tỉa, sử dụng phân bón, bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, bổ sung phân vi lượng, phòng trừ dịch hại tổng hợp… chưa được nông dân chú trọng.

Sau nhiều năm trồng, giống mận cơm trên địa bàn tỉnh đã có biểu hiện già cỗi, cây còi cọc, năng suất thấp, chất lượng suy giảm (quả nhỏ, mẫu mã xấu, chua nhiều). Những năm gần đây, cây mận cơm tại một số vườn trồng xuất hiện nhiều loại sâu hại gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng như: nhện, rệp hại mận, sâu đục ngọn… khiến lá non bị biến dạng quăn queo, héo ngọn, rụng quả hàng loạt. Các loại bệnh hại như: phấn trắng, chảy gôm, thủng lá, sẹo đen quả… do các loại nấm, vi khuẩn gây ra cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng mận cơm.

Trước thực trạng trên, Sở Khoa học và Công nghệ đã đưa việc bảo tồn giống cây này vào nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh, đồng thời tuyển chọn nhóm nghiên cứu do Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài và Thạc sĩ Đoàn Đức Hoàng, Viện Nghiên cứu Rau quả (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) đồng chủ nhiệm triển khai dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Mận cơm tại Lạng Sơn”. Dự án được triển khai từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2024.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen mận cơm tại Lạng Sơn
(Ảnh minh họa).

Triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã điều tra tình hình sản xuất và đặc điểm sinh học của cây mận cơm trồng trên địa bàn tỉnh; tiến hành tuyển chọn cây ưu tú để nhân giống phục vụ khai thác, phát triển nguồn gen mận cơm Lạng Sơn; nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống; xây dựng mô hình bảo tồn, khai thác và phát triển cây mận cơm; xây dựng quy trình trồng, thâm canh giống mận cơm phù hợp với điều kiện sinh thái.

Nhóm nghiên cứu đã trực tiếp khảo sát các vườn mận cơm trên địa bàn huyện Cao Lộc để chọn ra 14 cây ưu tú, nổi trội về sự phát triển, khả năng chống sâu bệnh hại và năng suất, chất lượng quả để làm vật liệu cho sản xuất cây con giống. Sau khi có vật liệu chất lượng cao nhóm đã sử dụng phương pháp ghép nêm đoạn cành, gốc ghép là cây mận đắng có khả năng sinh trưởng mạnh để nhân giống. Bằng phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã nhân được hơn 1.000 cây con giống phục vụ trồng mới.

Xây dựng được Quy trình nhân giống mận cơm Lạng Sơn. Điều kiện thời tiết ở Lạng Sơn thời vụ ghép tháng 8 là thích hợp nhất, tỷ lệ bật mầm cao nhất 90,5 - 91,3%, cây ghép sinh trưởng phát triển khỏe, tỷ lệ xuất vườn cao nhất đạt 71,2 - 72,5%. Nhóm thực hiện đã xây dựng 2,74 ha mô hình trồng mới giống mận cơm tại xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Mô hình trồng mới tỷ lệ sống cao, cây mận cơm sinh trưởng và phát triển tốt, sau 18 tháng trồng chiều cao cây đạt 159,5 cm, đường kính tán đạt 142,3cm và đường kính gốc đạt 2,8cm, không bị nhiễm các bệnh nguy hiểm.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng 1,0 ha mô hình thâm canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp vào sản xuất mận cơm Lạng Sơn đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, giảm ảnh hưởng của sâu bệnh hại, tăng năng suất của mận cơm. Mô hình thâm canh năng suất đạt 37,6 kg/cây (tương đương 18,81 tấn/ha), năng suất tăng 46,4%, lãi thuần đạt 191,56 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng 42% so với mô hình đối chứng của dân.

Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã tập hợp xây dựng thành bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây mận cơm Lạng Sơn, đồng thời tổ chức tập huấn cho 80 học viên là nông dân trồng mận tại một số xã trên địa bàn huyện Cao Lộc. Với những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được tháng 1/2025, Hội đồng Khoa học cấp tỉnh đã nghiệm thu đề tài.

Nguồn:Bảo tồn và phát triển nguồn gen mận cơm tại Lạng Sơn

Hồng Hạnh
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD
Tại buổi tiếp Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm nhìn và định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới, nhất là chú trọng chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo; nâng cao sức cạnh tranh, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế; phát triển mạnh khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ và hiện đại; triển khai cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) đang hỗ trợ công tác ứng phó hậu quả và sẵn sàng cung cấp thêm trợ giúp nếu cần.

Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025

Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025
Agribank bất ngờ hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm; Năm 2025, Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng; Kiểm soát chặt dòng vốn 2,5 triệu tỷ đồng vào bất động sản; Chủ tịch Ngân hàng Vikki đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu HDB…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 29/3: Công bố kết luận của thanh tra về 3 dự án bất động sản ở Quảng Nam

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 29/3: Công bố kết luận của thanh tra về 3 dự án bất động sản ở Quảng Nam
Hải Phòng thu hồi đất của hai doanh nghiệp vi phạm luật đất đai; Đà Nẵng đầu tư hơn 670 tỷ đồng cải tạo Công viên 29/3; Ninh Bình thu hồi hơn 216 ha đất của 11 dự án chậm tiến độ; Đấu giá đất tại huyện Tiền Hải, giá trúng cao nhất 153 triệu đồng/m2…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý

Xây dựng đề án lập Ban Chỉ đạo về giải quyết ô nhiễm không khí cho Hà Nội

Xây dựng đề án lập Ban Chỉ đạo về giải quyết ô nhiễm không khí cho Hà Nội
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng thành phố Hà Nội và các địa phương, khẩn trương xây dựng Đề án thành lập xong Ban Chỉ đạo về giải quyết ô nhiễm không khí cho Hà Nội trong tháng 4/2025.