Biến đổi khí hậu mở ra cuộc chiến thương mại toàn cầu
Tăng cường giám sát các chất khí nhà kính, giảm tác động BĐKH Biến đổi khí hậu làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng di cư |
Mỹ và các nước Châu Âu tăng cường thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu. Ảnh: Xinhua |
Nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu được các quốc gia thể hiện bằng nhiều chính sách tác động đến ngành công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, điều đó đã vô tình đã mở ra một cuộc chiến mới trong kinh doanh, khiến những liên minh quốc tế và hệ thống thương mại toàn cầu luôn trong tình trạng căng thẳng đối đầu.
Thời gian gần đây, Mỹ và các quốc gia Châu Âu đã đề xuất và đưa ra một số khoản trợ cấp cũng như chính sách thuế quan nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Tuy vậy, các chuyên gia lại cho rằng nhiều công ty nước ngoài sẽ rơi vào thế bất lợi khi chính phủ áp dụng mức thuế khá cao đối với sản phẩm nhập khẩu.
Hiện tại, những chính sách về biến đổi khí hậu đã và đang làm rạn nứt quan hệ giữa các quốc gia đồng minh và đẩy hệ thống quản trị thương mại toàn cầu đến bờ vực khủng hoảng. Ông Todd N. Tucker, Giám đốc Chính sách Công nghiệp và Thương mại tại Viện Roosevelt (Mỹ), nhận định: “Khí hậu đã buộc chúng ta phải chuyển đổi kinh tế ở quy mô và tốc độ chưa từng có trong 5.000 năm lịch sử”.
Mỗi năm, hệ thống thương mại toàn cầu đều vận chuyển hàng chục triệu container chứa nội thất, quần áo và phụ tùng ôtô từ các nhà máy nước ngoài đến Mỹ. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua chúng với mức giá rẻ khi chính phủ chưa đưa ra mức thuế môi trường hay vận chuyển.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang áp dụng nhiều khoản trợ cấp lớn nhằm khuyến khích sản xuất công nghệ năng lượng sạch tại Mỹ. Đồng thời, các nước Châu Âu cũng đưa ra chính sách thuế quan thúc đẩy phương pháp sản xuất hàng hóa ít gây hại cho môi trường.
Nhiều khoản trợ cấp cho sản xuất năng lượng xanh được đưa ra tại Mỹ. Ảnh: Xinhua |
Giới quan chức Mỹ hy vọng quá trình biến đổi khí hậu có thể mang lại nhiều cơ hội hợp tác với các nước đồng minh. Tuy nhiên cho đến nay, sáng kiến của chính quyền Tổng thống Biden dường như chỉ gây tranh cãi bởi những phán quyết thương mại ấy đã gây bất lợi cho nhiều quốc gia khác.
Thậm chí Nhà Trắng còn công khai coi thường một số quyết định của WTO khi tổ chức này chống lại Mỹ trong các tranh chấp thương mại liên quan đến vấn đề môi trường và an ninh quốc gia. Trong hai thông báo riêng biệt vào tháng 12.2022, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết sẽ không thay đổi chính sách theo các quyết định của WTO.
Yếu tố quan trọng khiến Mỹ đối đầu với WTO là các khoản khấu trừ thuế dành cho thiết bị và phương tiện năng lượng sạch được sản xuất tại Bắc Mỹ. Quan chức Châu Âu gọi biện pháp này là “sát thủ” và bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ thua Mỹ trong các khoản đầu tư mới vào pin, hydro xanh, thép và các ngành công nghiệp khác.
Đáp trả lại Mỹ, Liên minh Châu Âu đã bắt đầu vạch ra kế hoạch trợ cấp cho các ngành năng lượng xanh - một động thái mà các chuyên gia kinh tế lo ngại sẽ đẩy thế giới vào một cuộc chiến tốn kém và không hiệu quả.
Hệ thống quản trị thương mại toàn cầu đang đứng trước bờ vực khủng hoảng. Ảnh: Xinhua |
Chính quyền Tổng thống Biden đang xúc tiến thành lập một cơ quan quốc tế để áp thuế lên mặt hàng thép và nhôm từ các quốc gia có chính sách môi trường lỏng lẻo. Theo đó, các đối tác như Canada, Mexico, Brazil và Hàn Quốc, cần sản xuất thép sạch như Mỹ và Châu Âu, hoặc họ sẽ phải đối mặt với mức thuế khổng lồ.
Bà Ilana Solomon, nhà tư vấn thương mại độc lập từng làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận Sierra Club, cảnh báo: “Tính hợp pháp của hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ bị nghi ngờ nhiều như hiện nay”.
Nguồn:Biến đổi khí hậu mở ra cuộc chiến thương mại toàn cầu