Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 20°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C

Buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389, trong quý I/2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mai có chiều hướng diễn biến phức tạp nhưng không phát sinh điểm nóng. Đặc biệt các đối tượng ngày càng có những thủ đoạn tinh vi hơn để qua mặt cơ quan chức năng.
Khởi tố 2 giám đốc làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và buôn lậu Phó thủ tướng yêu cầu xử nghiêm hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389, trong quý I/2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mai có chiều hướng diễn biến phức tạp nhưng không phát sinh điểm nóng. Đặc biệt các đối tượng ngày càng có những thủ đoạn tinh vi hơn để qua mặt cơ quan chức năng.

Phức tạp hơn nhưng không phát sinh điểm nóng

Ngày 11/5, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý I/2023. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì.

Theo báo cáo, quý I/2023, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; nền kinh tế dần phục hồi, phát triển; hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh... qua các cửa khẩu hoạt động bình thường trở lại. Nguồn cung lương thực, thực phẩm, rượu, bia, đường cát, mỹ phẩm, quần áo, hàng gia dụng hàng thiết yếu khác dồi dào, đa dạng về chủng loại và số lượng, đáp ứng nhưng tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm như ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại, động vật hoang dã...; buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các mặt hàng đường cát, hàng đông lạnh, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài... qua một số tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, vùng biển, địa bàn nội địa trọng điểm có chiều hướng diễn biến phức tạp nhưng không phát sinh điểm nóng.

Buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì Hội nghị.

Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong quý I/2023, các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 28.028 vụ việc vi phạm (giảm 11,24% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.345 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022); 25.595 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 14,54% so với cùng kỳ năm 2022); 1.088 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ (tăng 30,93% so với cùng kỳ năm 2022); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng (tăng 76,66% so với cùng kỳ năm 2022); khởi tố hình sự 278 vụ/679 đối tượng.

Về kết quả thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng, triển khai thực kế hoạch cao điểm trước, trong và sau Tết; phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm, nhiều mặt hàng nguy hại tới tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng như ma túy, pháo nổ, thuốc lá, thực phẩm, hàng đông lạnh, quần áo, dày dép trẻ em, góp phần kiểm soát, ổn định thị trường, giữ vững trật tự, an toàn xã hội để nhân dân đón Tết, vui xuân.

Cụ thể, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương đã bắt giữ xử lý trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 với 28.037 vụ vi phạm, trong đó: xử lý vi phạm hành chính 25.167 vụ. Số vụ khởi tố hình sự 163 vụ/193 đối tượng. Tổng thu nộp ngân sách nhà nước là 513,6 tỷ đồng.

Thủ đoạn tinh vi hơn để qua mặc cơ quan chức năng

Theo như báo cáo của các địa phương, phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng không khai báo, không khai báo đúng với hàng hóa thực tế, tuyến đường của lô hàng; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn; để buôn lậu, gian lận thương mại.

Không những vậy, các đối tượng gia cố hầm chứa, khoang chứa bên trong các phương tiện vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, cất giấu hàng lậu vào hàng hóa nhập khẩu chính ngạch để lọt qua sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Đặc biệt, các đôi tượng vận chuyển thường lợi dụng thời tiết, địa hình trên các tuyến biên giới, vùng biển, đường mòn, lối mở... đối tượng thuê người dân vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sử dụng trang thiết bị hiện đại, trang bị vũ khí nóng để chống trả lực lượng chức năng khi bị bắt giữ.

Trong thị trường nội địa, các đối tượng mua bán, kinh doanh lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, núp bóng các trang mạng xã hội để trà trộn hàng giả, hàng lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng...; lợi dụng hoạt động của doanh nghiệp, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn; lợi dụng các cửa hàng, kiot, hộ kinh doanh, chợ truyền thống để trà trộn, bày bán công khai hàng thật, hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

Buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi
Các đối tượng ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng.

Theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023; chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch phù hợp với địa bàn, đơn vị mình để triển khai thực hiện đạt hiệu quả; chủ động phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Ban chỉ đạo 389 bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả bắt giữ, xử lý vụ việc vi phạm.

Cùng với đó, các lực lượng chức năng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần ổn định thị trường, an ninh, trật tự, quyền, lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.

Để đối phó với những thủ đoạn trên, thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương bám sát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp tình hình và yêu cầu nhiệm vụ; Áp dụng, mở rộng phạm vi ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức cho cán bộ, công chức, sỹ quan; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cùng với đó, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nguồn: Buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi

Q.A
thuongtruong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…