Các công ty dầu khí đã thật sự nghiêm túc với kế hoạch chuyển đổi năng lượng?
Chuyển đổi năng lượng công bằng: Việt Nam sẵn sàng “nhập cuộc” COP28: Nhiều quốc gia muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu |
Một nhà máy nhiệt điện ở châu Á. Ảnh AFP |
Trong báo cáo dành cho các nhà đầu tư: “Các công ty dầu mỏ dường như đang bỏ qua những rủi ro liên quan đến khí hậu và không có kế hoạch giảm sản lượng dầu khí trong ngắn hạn hoặc thậm chí trung hạn”.
Theo báo cáo này, sản lượng hydrocarbon (tính bằng thùng dầu tương đương) của 150 công ty trong ngành được các chuyên gia Carbon4 Finance phân tích, đã tăng trung bình 31% trong giai đoạn 2016-2021. Sự gia tăng chủ yếu đến từ khu vực Bắc Mỹ (+66%) và sự bùng nổ dầu đá phiến ở Mỹ.
Dựa trên dữ liệu tham chiếu năm 2021 được các doanh nghiệpcông bố vào năm 2022, các chuyên gia đã phân tích sự đóng góp cho nền kinh tế carbon thấp của 150 công ty dầu khí tư nhân ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ, chiếm 86% tổng số vốn hóa thị trường của ngành.
Việc xếp hạng các công ty theo nỗ lực khử carbon cho thấy "đại đa số vẫn chưa bắt đầu một sự chuyển đổi nghiêm túc, có khả năng giảm đáng kể lượng khí thải từ quá trình đốt các sản phẩm hóa thạch", vì than đá là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu.
Carbon4 Finance cho biết thêm, các công ty này cũng tiếp tục “phân bổ phần lớn năng lực đầu tư của họ vào việc thăm dò và khai thác các mỏ mới, nhằm gây bất lợi cho lĩnh vựcnăng lượng carbon thấp”.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã từngkhuyến cáo từ năm 2021 rằng không nên khởi động các dự án dầu khí mới nếu thế giới muốn có cơ hội hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu dưới mức +1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp do Hiệp định Paris quy định.
Lợi nhuận
Carbone4 Finance cho rằng sự "thiếu tham vọng" của ngành là do "khả năng sinh lời của hydrocarbon", có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ trên vốn đầu tư "là khoảng 20%, so với 5-6% đối với năng lượng tái tạo".
Nhưng ngược lại, "các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo, điều này giải thích cho lý do tại sao họ đồng ý chi trả nhiều tiền hơn cho cổ phần trong lĩnh vực này", Laurent Morel, đối tác của Carbon4 Finance giải thích.
Nói cách khác, bất chấp lợi nhuận ngay lập tức của hydrocarbon, “nhà đầu tư vẫn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tính bền vững của năng lượng tái tạo so với nhiên liệu hóa thạch”.
Dù công chúng và các nhà đầu tư đang đòi hỏi tính minh bạch cao hơn từ ngành về các mục tiêu khí hậu, thế nhưng, đây vẫn làđiều khó có thể thực hiện trong ngắn hạn. Theo Carbon4 Finance, chỉ 15% doanh nghiệpcó thể cho biết chính xác lượng khí thải của họ từ quá trình đốt các sản phẩm dầu khí.
Nguồn:Các công ty dầu khí đã thật sự nghiêm túc với kế hoạch chuyển đổi năng lượng?