Cái dũng của thánh nhân
Giới hạn của bản thân Tiền không mang lại sự tôn trọng |
Liêm Pha cậy mình có nhiều công mà lại đứng dưới nên tức giận, dọa hễ gặp Tương Như thì giết đi. Tương Như nghe nói, cứ lánh mặt mãi, mỗi lần có buổi chầu lại cáo bệnh không đến.
Một hôm Tương Như ra ngoài, gặp toán lính của Liêm Pha, vội bảo tên đánh xe tránh vào trong ngõ, đợi Liêm Pha đi qua rồi mới đi ra. Bọn xa nhân thấy thế tức giận: “Chúng tôi bỏ nhà cửa, xa thân thích đến đây hầu ngài, coi ngài là bậc đại trượng phu nên yêu mến mà theo. Nay ngài đứng trên cả Liêm tướng quân, Liêm tướng quân nói dọa, ngài đã không báo lại, đã tránh ở triều, lại tránh ở ngoài đường. Sao ngài sợ quá vậy? Thật xấu hổ”.
Tương Như hỏi: “Liêm tướng quân có hơn vua Tần không?”.
Bọn xa nhân thưa:“ Không”.
Tương Như nói: “Ngay như cái oai của vua Tần, thiên hạ không ai dám chống, Tương Như này một mình dám mắng giữa triều đình. Tương Như dẫu hèn, há lại sợ một Liêm tướng quân ư? Tần sở dĩ không dám đánh Triệu là vì ngại có Ta và Liêm tướng quân. Nay hai con hổ đánh nhau, thề không cùng sống, Tần nghe tin, thừa cơ đánh Triệu thì sao? Ta sở dĩ chịu nhục tránh Liêm tướng quân là coi việc nước là trọng, thù riêng là khinh vậy thôi”.
Liêm Pha khi hay chuyện, cả thẹn than rằng: “ Ta thật kém xa Tương Như”, bèn trần vai áo đến trước cửa Tương Như tạ tội: “Tôi tính thô bạo, đội ân tướng quốc bao dung, nghĩ lấy làm hổ thẹn lắm lắm!”.Tương Như đỡ dậy, nắm tay cùng khóc, kết bạn sống chết với nhau.
Lời bàn: Cổ nhân cho rằng, tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh là cái dũng của kẻ thất phu. Còn thình lình gặp việc phi thường cũng không kinh, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không giận, ung dung, tự tại... là cái dũng của thánh nhân. Và, nuốt đặng cái cay đắng trong cái cay đắng mới là người đứng trên người. |
Nguồn:Cái dũng của thánh nhân