Cần tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi phát thải carbon
WTO thành lập nhóm định giá carbon toàn cầu Thuế phát thải carbon: nước sắp đến chân |
Theo đó, vấn đề nan giải giữa tăng trưởng kinh tế thải ra nhiều carbon và biến đổi khí hậu trở nên đặc biệt gay gắt ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi tạo ra khoảng 60% lượng khí thải toàn cầu. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia cũng nằm trong số 10 quốc gia phát thải CO2 hàng đầu trên thế giới.
Theo thống kê, 60% lượng khí thải CO2 toàn cầu đến từ châu Á |
Theo lý thuyết đường cong môi trường Kuznets – thể hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, thiệt hại về môi trường sẽ tăng lên trong giai đoạn phát triển ban đầu, trước khi giảm dần. Đối với lượng khí thải CO2, điều này là do sự phát triển ban đầu thường phụ thuộc vào công nghiệp hóa, trong khi ở các nền kinh tế tiên tiến, dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn, và những nước này cũng có nhiều nguồn lực hơn để giảm thiểu dấu chân carbon.
Nhưng ngay cả ở các nền kinh tế châu Á có thu nhập cao, lượng khí thải cũng không giảm nhiều, trong khi các nền kinh tế có thu nhập tương tự ở những nơi khác đã cắt giảm lượng khí thải bình quân đầu người khoảng 20% so với mức đỉnh điểm, mặc dù bắt đầu từ mức phát thải cao hơn.
Hầu hết lượng khí thải của châu Á đến từ các nền kinh tế có thu nhập trung bình cao, trong đó riêng Trung Quốc đã chiếm 61% tổng lượng khí thải của khu vực. Lượng khí thải CO2 cũng tiếp tục tăng theo đà tăng GDP ở Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Phát thải thậm chí còn tăng nhanh hơn GDP kể từ những năm 1990 ở các quốc gia như Bangladesh, Fiji, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia kêu gọi các nước trong khu vực có các chính sách và giải pháp phù hợp để giảm thiểu phát thải carbon nhưng không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Với 60% lượng khí thải CO2 toàn cầu đến từ châu Á, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu phụ thuộc vào thành công của khu vực trong việc khử carbon. Do vậy, các nước châu Á – đặc biệt là ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình và cao, cần có hành động mạnh mẽ hơn, thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch, nông nghiệp và giao thông xanh.
Nguồn:Cần tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi phát thải carbon