Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 32°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 28°C

Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?

Tất cả các loại cây khi đánh lên, di chuyển đều phải có bao bọc bầu đất để giữ lượng đất tổi thiểu và đảm bảo an toàn cho bộ rễ của cây. Tuy nhiên, khi trồng xuống, nếu bao bọc bầu đất bằng nilon hoặc chất liệu khó phân hủy phải được gỡ bỏ để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển bộ rễ. Biện pháp kỹ thuật này nếu không được thực hiện tốt thì nguy cơ cây sẽ bị ngã đổ là rất cao, bởi tán cây phát triển rộng nhưng bộ rễ lại phát triển không đúng với tỷ lệ của tán cây.

Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu đã hình thành nhiều loại hình thời tiết, thiên tai (khô hạn, bão gió, mưa lớn thất thường, dị thường), trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong các trương trình, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đều phải được lồng ghép nội dung này. Đơn cử như trong nhiệm vụ lập quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch đô thị) thì mảng xanh, không gian xanh, hệ thống cấp, thoát nước, môi trường… phải được được coi trọng và tính toán có tầm nhìn mang tính chiến lược.

Đối với ‘mảng xanh/không gian xanh’, những năm gần đây, tình trạng cây xanh đô thị thường xuyên bị gãy, bật gốc, ngã đổ mỗi khi có mưa to, gió lớn không còn là chuyện hiếm hoi, xa lạ khiến người dân thấy xót xa, tiếc nuối bởi trong số những cây ngã đổ có nhiều cây chỉ mới trồng, nhiều cây trồng được 5 đến 15 năm, rất lãng phí tiền của, công sức chăm sóc, bảo vệ và cũng chính vì điều này dẫn đến nhiều người hoài nghi với việc lựa chọn và khâu trồng cây xanh.

Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?
Một cây xanh bị đổ do bão số 3, quan sát chỉ có rễ ăn ngang, ít rễ cọc.

Bão và hoàn lưu bão số 3 lướt qua để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản (trong đó thiệt hại về cây xanh ở các khu đô thị là rất lớn, đặc biệt ở Hà Nội). Theo số liệu thống kê chưa đẩy đủ, bão và hoàn lưu bão số 3 tàn phá khiến hơn 40.000 cây xanh trên địa bàn Hà Nội bị gãy, đổ (trong số này có cả những cây mới trồng, cây lâu năm và cây cổ thụ). Việc cây xanh bị gãy, ngã đổ, bật gốc đã ‘phát lộ’ bộ rễ của cây, điều này khiến không ít người tò mò và trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi. Không ít ý kiến cho rằng, ngoài do mưa lớn, gió mạnh (tức là do thiên tai), việc nhiều cây xanh bị bật gốc, đổ là kỹ thuật trồng chưa được đảm bảo (tức là do nhân tai), đơn cử như: Không loại bỏ lớp bao bọc bầu đất khi trồng, hố trồng không đủ chiều rộng, chiều sâu, vị trí trồng không phù hợp (không đảm bảo không gian, diện tích đất tối thiểu để cây phát triển)…

Chuyên gia nói gì?

Theo PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, tất cả những cây khi trồng đều có bầu đất, rễ. Tuy nhiên vấn đề là bọc bầu bằng cái gì? (Ví dụ bao tải bọc rễ, lưới thưa, dùng lưới dày giống lưới che sáng cho vườn ươm… Tuy nhiên, phải chú ý loại chất liệu có dễ phân huỷ hay không khi trồng cây xuống. Điều này rất quan trọng bởi liên quan đến quá trình phát triển của bộ rễ, nếu chất liệu dễ phân hủy thì rễ cây sẽ dễ dàng xuyên qua. Ngược lại nếu bao bọc bầu dùng chất liệu khó phân hủy sẽ ảnh hưởng, bởi bộ rễ rất khó để phát triển theo chiều sâu và chiều ngang, do đó rất dễ bị bật gốc, đổ khi gặp mưa to, gió lớn. PGS Hải khuyến cáo khi đánh cây từ nơi ươm, di chuyển đến vị trí trồng phải bọc rễ cây bằng lưới thưa, dễ phân hủy để rễ có thể phát triển khi được cắm xuống đất. Ngoài ra, nếu sử dụng lưới dàn che nắng và buộc chặt lại, khi trồng nếu không gỡ ra cây cũng khó phát triển vì bộ rễ phát triển chậm.

Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?
PGS.TS Trần Ngọc Hải trao đổi với Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường.

Cùng quan điểm, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, cho biết tất cả các cây khi di chuyển đều phải có bao bọc bầu đất và khi trồng xuống phải giữ được bộ rễ, nhất là rễ cọc để cây có thể ăn sâu xuống đất. Trong cơn bão vừa qua (bão số 3 - pv), cây bị đổ nhiều vì có những cây đường kính thân lên tới 25-35 cm, tán lá to nhưng bầu cây, bộ rễ nhỏ dẫn đến cây bị gió quật đổ. Theo chuyên gia Lê Huy Cường, trong quá trình trồng cây, đôi khi trồng xuống cây được phun chất kích thích để nhanh ra lá, phát triển cành nhưng hệ rễ ko kịp phát triển kịp so với cành lá, nên không chống đỡ được gió lớn bởi rễ cọc ko phát triển.

“Đối với đô thị Hà Nội, nên chọn những nơi/điểm phù hợp để trồng các loại cây đặc thù của Thủ đô như: Xà cừ, sấu, muỗm… những cây này tồn tại cả trăm năm”, chuyên gia Cường cho hay. Cũng theo chuyên gia Lê Huy Cường, nên chọn các loại cây phù hợp để trồng trên các đại lộ, cao tốc, dải phân cách bị bê tông hóa…không có đất để phát triển rễ. Khi được hỏi về việc xuất hiện nhiều cây bị đổ không gỡ bỏ bao bọc bầu gốc, chuyên gia Cường cho rằng, đây là lỗi của công nhân, cán bộ đi kiểm tra kĩ thuật trồng…).

Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?
Chuyên gia Lâm nghiệp Lê Huy Cường trao đổi với Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường.

Về nguyên nhân khác khiến cây xanh hay bị bật gốc, đổ, PGS Hải cho rằng, do quây bồn, xây tạo thành bồn cây sau đó mới trồng, hoặc san lấp mặt bằng cát khiến kết cấu lớp đất ở bên dưới cây trồng yếu, khiến tất cả rễ bên không đâm xuyên qua được thành của bồn. Rễ cây bị bó lại trong khung nên chỉ gió to là lật chưa nói đến bão. Do đó phải tính toán đến việc tạo diện tích phù hợp để rễ cây có thể ăn sâu dưới đất.

Lưu ý gì?

Theo các chuyên gia, khi trồng tuỳ theo tuyến phố, hè phố rộng hay hẹp để bố trí loại cây phù hợp. Hiện nay ở các vỉa hè có nhiều ống nhựa, xây bê tông, hệ thống cấp thoát nước…khi triển khai, nhiều khi phải chặt bỏ 1 phần rễ cây để thực hiện công trình, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của cây. Khi chọn loài cây để trồng, phải nghiên cứu kỹ được điều kiện, đặc điểm, bằng thực tế quan sát, điều tra, nghiên cứu về cấu trúc bộ rễ, sinh trưởng, là cây thường xanh hay rụng lá…

Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?
Một cây xanh bị đổ do bão số 3. Ảnh: Khánh An.

Với những cây hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo, nên tỉa tán và hạ tán để giảm sự ảnh hưởng của gió…Tỉa theo từng loại cây, tuỳ từng loại mà tỉa ít hay nhiều. Có những loại cây hoa như bằng lăng, phượng, nếu tỉa quá nhiều cây sẽ không ra hoa hoặc ra hoa rất ít vào năm sau. Nên trồng xen kẽ, không lên trồng 1 loại cây trong cùng khu vực hoặc tuyến đường. Thông thường, tán cây và bộ rễ sẽ phát triển theo cùng tỷ lệ, do đó trong quá trình làm các công trình xây dựng hay làm đường ống cống, xây dựng đường cáp…không nên chặt rễ ngang để đảm bảo độ ổn định phát triển của cây.

Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?
Hàng cây xanh vẫn vững chắc sau khi bão số 3 càn quét qua.

Nguồn: Cây xanh đô thị yếu ớt và ‘mong manh’: Đâu là nguyên nhân?

TÚ QUYÊN – THU PHƯƠNG – TÙNG DƯƠNG
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá xăng dầu hôm nay 29/9: Đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/9: Đồng loạt tăng
Giá xăng dầu hôm nay ghi nhận, đồng loạt tăng mạnh, giá dầu WTI ở mốc 68,64 USD/thùng, giá dầu Brent ở mốc 72,45 USD/thùng.

Giá heo hơi hôm nay 29/9: Dao động trong khoảng 64.000 - 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 29/9: Dao động trong khoảng 64.000 - 70.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay ghi nhận, nhìn chung, đà giảm đã xuất hiện tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, dự báo sẽ có khả năng kéo dài đến tuần sau. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước hiện dao động trong khoảng 64.000 - 70.000 đồng/kg.

Đắk Lắk: Chung tay thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đắk Lắk: Chung tay thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Diễn ra trong hai ngày 23 và 24/9, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) đã tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đến nhiều người. Đồng thời, đã góp phần đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

Lạng Sơn triển khai lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước

Lạng Sơn triển khai lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ nguồn nước, phòng, chống thiên tai. UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai hiệu quả nhiệm vụ trên.

Nội dung chi của Quỹ phòng, chống thiên tai

Nội dung chi của Quỹ phòng, chống thiên tai
UBND cấp xã giữ lại tối đa không quá 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu (không quá 5%); chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%) và chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã (không quá 20%).
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.