Chân dung ông Trần Mộng Hùng - Từ giảng viên đại học đến vị trí “thái thượng hoàng” đứng sau ngân hàng ACB
Pharmacity bổ nhiệm CEO mới thay nhà sáng lập CEO Bizfly Nguyễn Thùy Dung: 'Muốn trụ lại trên thị trường, doanh nghiệp phải chuyển đổi số thành công' |
Ông Trần Mộng Hùng là ai?
Ông Trần Mộng Hùng sinh năm 1953, quê tại Tiền Giang, hiện đang sống tại TPHCM. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Ông Hùng cùng gia đình là những người thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vào năm 1993, cùng với hai cổ đông khác. Vì thế gia đình ông Hùng được xem như là một trong những gia đình giàu có và quyền lực nhất trong giới ngân hàng. Khi vợ ông là bà Đặng Thu Thủy - thành viên HĐQT của ACB, đặc biệt con trai là ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT ACB và những người khác trong gia đình đều nắm giữ cổ phần ngân hàng này. Ngoài ra, ông còn một người con gái lớn tên Trần Đặng Thu Thảo và người con trai út tên Trần Minh Hoàng, cả hai từng sở hữu cổ phần của ACB nhưng đã chuyển nhượng vào năm 2019.
Ông Hùng là Tổng giám đốc đầu tiên, đồng thời cũng là người nắm giữ chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của ACB xuyên suốt giai đoạn 1994 - 2008. Ông là một người hướng nội nên khá kín tiếng và ít gần gũi với nhân viên, tương đối trái ngược với cách làm hiện tại của con trai Hùng Huy. Tuy nhiên theo như chia sẻ từ những người lãnh đạo cũ của ngân hàng, ông Hùng là một người giỏi về việc quản trị nhân sự. Trong thời gian ông lãnh đạo, chưa xuất hiện thông tin tiêu cực nào liên quan tới nội bộ ACB trên các kênh truyền thông. Đó cũng là một trong những lý do, giúp vị chủ tịch này phát triển một ngân hàng nhỏ trở thành ngân hàng thương mại số 1 tại Việt Nam trước năm 2012.
Hành trình hơn 20 năm của ACB từ lúc mới thành lập đến khi ông Hùng rời đi |
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trần Mộng Hùng là một giảng viên tại Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng những năm 1978 - 1980. Nhưng sau đó ông lại quyết định cho mình con đường làm kinh tế, ông bắt đầu làm việc ở Công ty Hóa nhựa tại TPHCM với cương vị Phó giám đốc. Năm 1988, ông chuyển sang làm Trưởng phòng kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn. Đây cũng là công việc làm thuê cuối cùng của vị doanh nhân này, trước khi thành lập tự mình thành lập ngân hàng riêng.
Năm 1993, ông Hùng cùng với em trai Trần Phú Mỹ, em vợ Đặng Thu Hà và hai cổ khác bao gồm: ông Phạm Trung Cang, ông Trịnh Kim Quang thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Đáng chú ý, những cổ đông thành lập này không hề liên quan đến Bầu Kiên như một số thông tin từ trước đến nay. Năm đầu tiên hoạt động, ông Trần Mộng Hùng đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc, sau đó là cương vị Chủ tịch HĐQT của ngân hàng. Sang năm 1994, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ thêm 50 tỷ đồng từ các cổ động hiện hữu thông qua việc phát hành cổ phiếu. Đến năm 1998, ACB tiếp tục tăng vốn lên 341 tỷ đồng, lần này đã có sự tham gia của cổ đông bên ngoài ở cả trong và ngoài nước.
Sự phát triển của ngân hàng dưới sự lãnh đạo của ông Hùng đã thu hút được Standard Chartered Bank, tổ chức này chính thức trở thành cổ đông chiến lược của ACB vào năm 2005. Lần thay đổi vốn điều lệ cuối cùng theo như bản cáo bạch năm 2007 là tháng 2/2006, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Á Châu đã tăng lên hơn 1.100 tỷ đồng, vượt xa con số 20 tỷ ban đầu.
Trong thời gian làm người lãnh đạo cao nhất của ACB, ông Trần Mộng Hùng đã đem đến thị trường hàng loạt “cái đầu tiên”. Năm 1996, ACB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard. Tiếp đến năm 1997, ngân hàng của ông Hùng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO). Về lĩnh vực vàng, ACB là ngân hàng tiên phong và lớn nhất trong thị trường này. Năm 1998, ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện huy động và cho vay bằng vàng, sau đó tiếp tục là đơn vị đầu tiên được NHNN cho phép kinh doanh vàng ở nước ngoài và kinh doanh vàng trên tài khoản. Lợi nhuận từ thị trường này gần như tăng trưởng gấp đôi qua các năm: 2004 lãi gần 3,8 tỷ đồng, năm 2005 hơn 9,7 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2006 là 16 tỷ đồng.
Bà Đặng Thu Thủy - vợ ông Hùng là thành viên HĐQT ACB và Chủ tịch HĐQT ACB - ông Trần Hùng Huy là con trai ông |
Chỉ mới thành lập từ năm 1993, nhưng Chủ tịch Trần Mộng Hùng đã đưa ACB phát triển một cách thần kỳ, khiến giới tài chính trong nước phải “trầm trồ”. Chỉ cần trong vòng 4 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động, ngân hàng được bình chọn là Ngân hàng Việt Nam tốt nhất. Sau đó tiếp tục được tổ chức chuyển tiền nhanh Western Union chọn là Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á. ACB là tổ chức tài chính Việt Nam đoạt giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO).
Trong giai đoạn ông Hùng cầm quyền, theo thống kê năm 2005, ACB là ngân hàng lớn mạnh nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Khi đó, tổng tài sản của ngân hàng Á Châu là 24.272 tỷ đồng, bỏ xa vị trí thứ hai là Sacombank với 11.369 tỷ đồng. Thị phần huy động vốn và cho vay chiếm lần lượt 3,5%, 1,72% trong toàn ngành, và 19,28%, 12,11% trong nội bộ hệ thống NHTMCP. Cụ thể ngân hàng của ông Hùng huy động được 22.341 tỷ đồng và cho vay 9.563 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với Sacombank là 12.271 tỷ đồng và 8.379 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cao cao nhất trong hệ thống NHTMCP, lên đến con số 391 tỷ đồng. Bởi vì vào thời điểm này, khoảng 80% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường đều thuộc về bốn ông lớn ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Nên việc ACB mặc dù đứng đầu nhóm NHTMCP, nhưng thị phần chung toàn ngành vẫn còn thấp.
Ngày 31/10/2016, ông Hùng đã đưa ngân hàng Á Châu chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đồng thời, gia đình ông Hùng sở hữu tổng cộng 12.400.100 cổ phiếu. Trong đó, bản thân ông Hùng sở hữu 3.000.000 cổ phiếu, và con trai Hùng Huy sở hữu nhiều nhất với số lượng 3.625.800 cổ phiếu. Sau khi lãnh đạo ACB đến đỉnh vinh quang, năm 2008, Chủ tịch Trần Mộng Hùng quyết định từ nhiệm, “lui” về hậu trường và làm cố vấn quản trị. Lý do đưa ra là vì ông đã tổ chức được một cơ cấu HĐQT đủ để bản thân cảm thấy yên tâm. Nhưng chính điều ông cảm thấy yên tâm đã khiến ACB rơi vào khủng hoảng.
Bảng so sánh vị thế của ACB so với những ngân hàng khác (Nguồn: Bản cáo bạch của ACB năm 2007) |
Sự kiện hàng loạt lãnh đạo cấp cao của ACB bị bắt vào năm 2012 đã khiến ACB gần như tê liệt. Lúc đó, ông Trần Mộng Hùng được các cổ đông lớn yêu cầu tham gia trực tiếp công việc quản trị, vực dậy ngân hàng. Ông đã trả lời một cách thận trọng trước đề nghị này: “Hỗ trợ được hay không trước mắt vẫn còn phải chờ”. Ông chia sẻ rằng khó khăn hiện nay của ngân hàng Á Châu chỉ là tạm thời, và tiếp tục chọn hành động một cách minh bạch, lành mạnh. Ông Hùng cho rằng kỳ vọng của các cổ đông là phải xử lý được những khó khăn, quay trở lại bắt nhịp với sự phát triển kinh tế, và làm việc một cách chuyên nghiệp. Nhưng lần này ông không quay trở lại với cương vị lãnh đạo cao nhất, mà chỉ chọn vị trí thành viên HĐQT của ngân hàng. Chiếc ghế Chủ tịch HĐQT ông quyết định trao cho người con trai Trần Hùng Huy, và ông cùng đồng hành giúp đỡ việc đưa ngân hàng Á Châu quay trở lại thời hoàng kim như mình từng làm. Đến năm 2018, sau khi hoàn thành sứ mệnh và ngân hàng vượt qua được khó khăn, ông lại một lần nữa quyết định rút lui hoàn toàn.
Hành trình của ông Hùng giờ đây đã chuyển cho thế hệ thứ hai của mình tiếp bước. Và ông đã hoàn thành sứ mệnh dẫn dắt ACB vượt qua tất cả những thăng trầm.