Citigroup: OPEC có thể phải cắt giảm sản lượng thêm nữa
OPEC dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2045 Các thành viên OPEC+ gửi thông điệp mâu thuẫn trước cuộc họp chính sách vào tháng 6 |
Ảnh minh họa |
“5 quốc gia mong manh” gồm Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela - vốn đã phải vật lộn với tình trạng sụt giảm và gián đoạn sản lượng trong vài năm qua - sẽ bổ sung thêm khoảng 900.000 thùng/ngày vào sản lượng trong năm nay và ít nhất là như vậy vào năm 2024, theo ước tính của Citigroup. Điều đó đủ để đáp ứng sự tăng trưởng sắp tới về nhu cầu dầu mỏ.
Ông Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Citigroup, nói trong một cuộc phỏng vấn: “Đột nhiên, họ trở thành nguồn tăng trưởng và sẽ là nguồn tăng trưởng trong 4-5 năm tới - hoặc thậm chí có thể lâu hơn trong trường hợp của Iraq và Venezuela. Chúng tôi nhận ra rằng các quốc gia chủ chốt của OPEC+ đang gặp vấn đề”.
Ông cho biết rằng 5 quốc gia này đều đang có những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi nguồn cung, trong khi tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ bị hạn chế do sự mở rộng ở Trung Quốc đang giảm dần.
Sản lượng của Iran đã phục hồi khi nước này xuất khẩu một lượng lớn sang Trung Quốc trong khi tham gia chính sách ngoại giao thăm dò với Mỹ. Iraq có thể khôi phục nguồn cung khi đạt được thỏa thuận về đường ống bị đóng cửa tới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời bổ sung công suất. Nigeria đã cải thiện an ninh ở vùng đồng bằng giàu dầu mỏ bất ổn, trong khi Venezuela đang đàm phán với Washington về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Ngay cả Libya, vốn bất ổn từ lâu, cũng có tiềm năng mở rộng sản lượng.
Do đó, lãnh đạo OPEC là Ả Rập Xê-út và các đồng minh vùng Vịnh Ba Tư - vốn đã cắt giảm sản lượng trong năm nay để hỗ trợ giá dầu thô - có thể phải đối mặt với áp lực cắt giảm sản lượng hơn nữa, ông Morse cho biết. Vương quốc này đã hạn chế nguồn cung xuống mức thấp hất trong hai năm là gần 9 triệu thùng/ngày.
“Đó sẽ là một vấn đề lớn”, ông nói. “Tôi nghĩ họ sẽ phải cắt giảm và tôi không biết họ có thể làm điều đó dễ dàng được không”.
Nguồn:Citigroup: OPEC có thể phải cắt giảm sản lượng thêm nữa