Cơ chế, chính sách phát triển thị trường “trái phiếu xanh”
Những quốc gia nào đã phát hành trái phiếu xanh? Tham gia thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn - Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì? |
Hiện nay, Trung ương, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển xanh ở Việt Nam, cụ thể: Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài chính và bảo vệ môi trường đặt mục tiêu đến năm 2020 hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, đến năm 2050 đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
Để định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 403/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu (Quyết định số 2053/QĐ-TTg năm 2016).
Trái phiếu xanh - kênh huy động vốn phục vụ các dự án cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường. |
Theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chính sách tài chính cho phát triển xanh, bền vững gồm các hình thức sau: Ngân sách Nhà nước phục vụ thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, các chính sách về thuế, phí để thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; Phát triển thị trường vốn xanh và sản phẩm tài chính xanh để huy động nguồn lực đầu tư cho các dự án xanh, bảo vệ môi trường.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, bao hồm các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau: Hoàn thiện các chính sách tài chính liên quan tới thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; Xây dựng, hoàn thiện khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh; Rà soát, hoàn thiện khung chính sách tín dụng và hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh chính sách dành cho phát triển xanh, Chính phủ còn ban hành các quyết định cho phát triển thị trường trái phiếu xanh, đây được coi là một kênh huy động vốn tuy mới nhưng sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong huy động vốn cho các dự án xanh ở Việt Nam. Những chính sách cho phát triển xanh nói chung và trái phiếu xanh nói riêng chính là một cánh cửa rộng mở để các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có thể tham gia đầu tư thu hút vốn từ trái phiếu xanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xanh ở Việt Nam có điều kiện tiếp cận nguồn vốn.
Nguồn:Cơ chế, chính sách phát triển thị trường “trái phiếu xanh”