Hà Nội: 27°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
Hải Phòng: 28°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 27°C

Cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy bảo tồn, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học

Giá trị đa dạng sinh học cao nhưng hiện trạng về bảo tồn đa dạng sinh học cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia. Có thể nói thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việt Nam, là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua ngành tài nguyên và môi trường đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học. Ðến nay, Việt Nam đã thành lập được hơn 170 khu bảo tồn, trong đó có các vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài và sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan. Cả nước cũng có nhiều khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới; nhiều địa phương đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố...

Theo các chuyên gia, Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật: phía Đông mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Hymalaya; phía Nam có các kiểu hệ sinh thái tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực Đông Nam Á; dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bên cạnh các dãy núi, Việt Nam còn có 16 hệ thống sông chính, trong đó có hơn 10 hệ thống sông mà lưu vực có diện tích trên 10.000km2 như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai... Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì Việt Nam còn có nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đất ngập nước nội địa, đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu. Song song đó còn có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp, đô thị.

Cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy bảo tồn, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học
Rừng ngập mặn - nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật. Ảnh minh họa

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ nhóm dẫn đầu thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ (mang tính tham khảo) cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của gần 14.000 loài thực vật, hơn 10.000 loài động vật trên cạn. Số loài sinh vật nước ngọt đã được biết đến là hơn 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt. Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển). Các con số thống kê nêu trên chưa thực sự phản ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học của Việt Nam, khi mà số lượng loài mới được phát hiện không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó chứng minh nguồn tài nguyên về đa dạng loài động, thực vật ở Việt Nam chưa thực sự được hiểu biết đầy đủ.

Giá trị đa dạng sinh học cao nhưng hiện trạng tình trạng bảo tồn về đa dạng sinh học cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia. Có thể nói hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và nền văn hóa phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những năm gần đây, sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng cũng như việc sử dụng động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng đã đẩy nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đơn cử như đối với các loài linh trưởng. Bên cạnh đó là nhiều nguyên nhân khác như: chuyển đổi đất khi chưa có đủ luận cứ khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng, loài ngoại lai xâm hại, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, và áp lực từ việc tăng nhanh dân số. Do đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị và ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học là vấn đề được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm.

Ngày 8/11/2024, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương căn cứ triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học ở mỗi địa phương.

Theo đó, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

Cụ thể, mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha. Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia.

Đồng thời, hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha. Đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Quy hoạch định hướng bảo tồn đa dạng sinh học theo 08 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước gồm: Vùng Đông Bắc; vùng Tây Bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long…/.

Nguồn:Cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy bảo tồn, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học

Vũ Minh
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá tra năm 2024 có bước tăng trưởng đột phá

Xuất khẩu cá tra năm 2024 có bước tăng trưởng đột phá
Trong năm 2024, dự kiến xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD. Cơ hội cho ngành cá tra phát triển là kết quả thuế chống bán phá giá tích cực, lượng tồn kho tại các thị trường chính giảm, cá nguyên liệu không bị dư thừa như năm 2023.

Philippines: Siêu bão Man-yi đổ bộ, tàn phá nhiều nơi

Philippines: Siêu bão Man-yi đổ bộ, tàn phá nhiều nơi
Ngày 17/11, siêu bão Man-yi tiếp tục quần thảo tại Philippines, phá hủy nhiều nhà cửa sau khi đã đổ bộ quần đảo này lần đầu tiên vào tối 16/11.

“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”

“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”
Tạp chí Công dân và Khuyến học xin giới thiệu loạt bài mới của "Thư từ Roma" do Phóng viên Tô Phương Thuỷ, thường trú tại Italia thực hiện: Khủng hoảng “sắc tộc Ý”.

Bạc Liêu vừa ghi nhận triều cường lịch sử, dâng cao nhất trong 44 năm qua

Bạc Liêu vừa ghi nhận triều cường lịch sử, dâng cao nhất trong 44 năm qua
Đỉnh triều cường tại Trạm Thủy văn Gành Hào - Bạc Liêu sáng 17/11 đã ghi nhận mốc lịch sử mới trong 44 năm qua khi vượt báo động 3 tới gần nửa mét.

Đắk Lắk: Vượt khó nhờ vốn vay ưu đãi

Đắk Lắk: Vượt khó nhờ vốn vay ưu đãi
Thời gian qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi chính sách xã hội của Ngân hàng chính sách xã hội huyện, nhiều người dân trên địa bàn huyện M’Drắk đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.