Cú hích nào cho du lịch thoát khỏi mùa vụ?
Quảng Ninh: Du lịch tăng tốc về đích Quảng Ninh: Du lịch nỗ lực về đích |
Tuy nhiên, trong năm 2023, tin vui cho du lịch Quảng Bình khi khu du lịch suối nước nóng Bang được được đưa vào hoàn thiện và Làng du lịch Tân Hóa được bình chọn là làng du lịch tốt nhất thế giới. Bài toán du lịch mang tính mùa vụ vẫn không thể giải quyết khi không có sự chung tay quyết liệt của cơ quan chức năng và doanh nghiệp...
Suối nước khoáng nóng Bang được tập đoàn Trường Thịnh đầu tư và đi vào hoạt động vào tháng 8/2023, thu hút 10.000 khách lưu trú đến nay. Được xem như là cứu cánh một phần để du lịch Quảng Bình thoát khỏi tính mùa vụ phần nào. Nằm giữa rừng Trường Sơn hùng vỹ, Bang Onsen Spa & Resort ở huyện Lệ Thủy là địa điểm không nên bỏ qua. Được bao bọc bởi những tán cây xanh mướt và hệ thực vật đa dạng. Hoạt động tắm suối và ngâm chân tại suối khoáng nóng có nhiệt độ cao nhất Việt Nam chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những kỷ niệm khó quên.
Nguồn nước tại suối Bang cũng có rất nhiều vi lượng như clo, natri, lưu huỳnh, nitơ, silic,... đem lại tác dụng giúp phục hồi sức khỏe, chữa một số bệnh ngoài da, xương khớp. Có tới hơn 200 lỗ phun nước nóng tại suối Bang, nước ở đây luôn đạt mức trên 100 độ C. Hơi nước bốc lên khiến không gian ở Bang trở nên huyền ảo tựa như “chốn thần tiên diệu kỳ”. Đây là điểm đến lý tưởng cho du khách khi du lịch Quảng Bình vào vụ Đông Xuân.
Suối nước khoáng nóng Bang tại Quảng Bình. |
Cách trung tâm thị trấn Quy Đạt khoảng 8 km về phía Đông – Nam, Tân Hóa được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan hùng vĩ cùng những nét đẹp hoang sơ.
Vào đầu tháng 11/2023 UNWTO đã vinh danh Tân Hóa (huyện Minh Hóa) là một trong những "Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2023" và là làng duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng danh giá này. Với địa thế đặc trưng, Tân Hóa thường được coi là vùng “rốn lũ” khi thường xuyên ngập chìm trong nước lũ nhiều ngày liền. Sau trận lũ lịch sử năm 2010, vào năm 2011 người dân xã Tân Hoá đã có sáng kiến làm bè phao để “sống chung với lũ”.
Những năm trở lại đây, người dân Tân Hóa đã tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững. Với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, Tân Hóa trở thành làng du lịch thích ứng thời tiết với các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng.
Vẻ đẹp hoang sơ ở làng Tân Hoá. |
Giải thưởng "Làng du lịch tốt nhất" là một sáng kiến toàn cầu của UNWTO nhằm nêu bật những ngôi làng nơi du lịch bảo tồn và phát huy các giá trị, sản phẩm, lối sống dựa vào cộng đồng và nông thôn. Đồng thời, các hoạt động du lịch cũng thúc đẩy sự đổi mới và tính bền vững. Sáng kiến này cũng công nhận sự đóng góp của các ngôi làng cho các mục tiêu phát triển bền vững thông qua du lịch. Đây là tin vui đối với du lịch Quảng Bình, với 2 địa điểm “hót” trên, du lịch Quảng Bình phần nào khắc phục điểm đến mang tính mùa vụ.
Tuy nhiên, làm sao để xóa du lịch mùa vụ, khai thác được các sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu là điều được lãnh đạo ngành du lịch và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch suy nghĩ một cách nghiêm túc, từ đó các giải pháp, bước đi phù hợp để mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách mà không quá phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Điều thú vị ở chỗ, không chỉ là những ngày mưa mà ngay cả khi có lũ lụt, du khách đến Tân Hóa có thể trải nghiệm cuộc sống mùa lũ cùng người dân khi lưu trú tại các homestay nhà nổi hoặc chèo thuyền kayak băng qua đồng cỏ ngập nước phía trước Tú Làn Lodge.
Tú Làn Lodge, mô hình lưu trú thích ứng với thời tiết độc đáo ở Tân Hoá, Quảng Bình. |
Đại diện Oxalis chia sẻ, đang phối hợp ngành du lịch Quảng Bình và chính quyền địa phương xây dựng Tân Hóa thành làng du lịch thích ứng thời tiết đầu tiên ở Việt Nam. Nước nổi thì nhà nổi, đường ngập thì bơi thuyền. Những chiếc nhà phao được cải tiến thành các homestay đạt tiêu chuẩn sạch sẽ, hiện đại, riêng tư và an toàn với sự hỗ trợ của Oxalis.
Khi đến Quảng Bình trong mùa thu - đông, du khách muốn tận hưởng một không gian du lịch mới lạ, cao cấp, thích hợp cho tiết trời mưa lạnh thì Bang Onsen Spa & Resort ở huyện Lệ Thủy là địa điểm không nên bỏ qua.
Tại đây, được ngâm mình trong nguồn nước suối khoáng nóng và trải nghiệm các tiện ích theo tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ là kỷ niệm khó quên đối với du khách trong mùa mưa miền trung.
Trong kỳ thu - đông, ngành du lịch Quảng Bình tung ra chương trình kích cầu nhằm hỗ trợ du khách và thúc đẩy tăng trưởng thị trường du lịch. Theo đó, từ 1/10/2023 đến 31/12/2023, Quảng Bình giảm 10-30% giá dịch vụ cho khách du lịch khi tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm và các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Trong đó, Bang Onsen Spa & Resort ở huyện Lệ Thủy là địa điểm không nên bỏ qua.
Theo bà Đinh Thanh Loan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình: “Chúng tôi những người làm du lịch luôn “đau đầu”, nhưng trên quan điểm cá nhân của riêng tôi mỗi doanh nghiệp nên có động thái tích cực như hạ giá vé tham quan hang động, rồi các dịch vụ phụ trợ như khách sạn, xe… để thu hút nguồn khách hội thảo, học tập đến trong mùa thấp điểm. Đẩy mạnh du lịch lịch sử… Tìm nguồn khách bền vững các nước Đông Nam Á; Khai thác tuyến bay kết nối cùng các điểm đến du lịch nổi tiếng trong nước. Tuy nhiên, đó là kế hoạch dài hơi của nhiều doanh nghiệp và của tỉnh. Còn sắp tới, chúng tôi đang hy vọng thu hút nguồn khách nghỉ dưỡng trong mùa Đông vì đã có khu nghỉ dưỡng Nước khoáng Bang vào khai thác, và làng Tân Hóa.
Cũng theo bà Loan, các giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Bình, trong tương lai những người làm du lịch cần có động thái tích cực gì để đưa thương hiệu du lịch Quảng Bình “hót” trên bản đồ du lịch của thế giới. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là khâu đột phá để tăng trưởng, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Quảng Bình gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc, khẳng định là điểm đến hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống hang Tú Làn ở Quảng Bình. |
Du lịch Quảng Bình, tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai sâu rộng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển du lịch, ngành, nghề du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp... qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch.
Bên cạnh đó, chính là phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch, đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm thiên nhiên, tìm hiểu và khám phá văn hóa - lịch sử. Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế, tiếp tục thu hút khách, mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày, như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Bắc Á, Đông Âu và Liên bang Nga... Huy động các nguồn lực để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư.
Xây dựng văn hóa du lịch để mỗi người dân Quảng Bình là một hướng dẫn viên; đồng thời, ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển du lịch, xây dựng du lịch thông minh, đô thị thông minh...
Nguồn:Cú hích nào cho du lịch thoát khỏi mùa vụ?