Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 34°C
Quảng Ninh: 25°C
Hải Phòng: 22°C

Đắk Lắk: Chung tay xây dựng mái ấm cho người nghèo

Với nỗ lực của chính quyền địa phương và sự chung tay của cả cộng đồng, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Krông Bông được triển khai hiệu quả, góp phần mang đến niềm vui an cư cho người nghèo.

Niềm vui trong những ngôi nhà mới

Sau nhiều năm ở trong căn nhà gỗ tạm bợ, giờ đây giấc mơ về ngôi nhà mới kiên cố của gia đình ông Y Min Byă (buôn Tliêr, xã Hòa Phong) đã trở thành hiện thực. Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chỉ dựa vào 2 sào lúa nước. Vợ chồng ông tuổi cao, sức yếu, kinh tế gia đình hụt trước thiếu sau.

Tháng 9/2024, được Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh vận động nhà hảo tâm hỗ trợ 80 triệu đồng, cùng với sự giúp đỡ của người thân, láng giềng, gia đình ông đã vui mừng đón nhận căn nhà Tình nghĩa trị giá hơn 100 triệu đồng.

Đắk Lắk: Chung tay xây dựng mái ấm  cho người nghèo
Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh bàn giao nhà Tình nghĩa cho gia đình ông Y Min Byă (buôn TLiêr, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông).

Niềm vui chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2025, gia đình ông còn được hỗ trợ bò sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đơn vị, nhà hảo tâm đã tạo động lực giúp gia đình ông có nơi an cư, ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển kinh tế.

Dù đã chuyển vào căn nhà mới ở hơn 5 tháng nhưng bà Phan Thị Kim Hồng (tổ dân phố 6, thị trấn Krông Kmar) vẫn chưa hết vui mừng. Là người già neo đơn, thuộc diện hộ nghèo, nhiều năm qua bà phải sống một mình trong căn nhà gỗ chật hẹp đã xuống cấp. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hỗ trợ 70 triệu đồng, cùng với người thân đóng góp, bà đã xây dựng được căn nhà Đại đoàn kết có tổng diện tích 95 m2, trị giá 195 triệu đồng.

Trong năm 2024, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Krông Bông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, đã xây mới, sửa chữa được 201 căn nhà cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 14,7 tỷ đồng (xây mới 194 căn và sửa chữa 7 căn). Chương trình đã từng bước giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách có điều kiện xây mới, sửa chữa nhà ở, góp phần thoát nghèo bền vững, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu an cư

Thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, huyện Krông Bông đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn; đề ra kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện năm 2025…

Mục tiêu trong năm 2025, địa phương sẽ hỗ trợ xây mới, sửa chữa 589 căn nhà (xây mới 493 căn, sửa chữa 96 căn), trong đó hộ nghèo xây mới 454 căn và sửa chữa 82 căn; hộ cận nghèo xây mới 39 căn và sửa chữa 14 căn. Mức hỗ trợ nhà ở đối với các đối tượng là 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa từ nguồn ngân sách Trung ương, huy động của tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vận động người dân và các nguồn hợp pháp khác…

Đắk Lắk: Chung tay xây dựng mái ấm  cho người nghèo
Gia đình bà Phan Thị Kim Hồng (tổ dân phố 6, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông) nhận nhà Đại đoàn kết từ sự hỗ trợ của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Để bám sát kế hoạch, kịnh kỳ hằng tháng, hằng quý, các phòng, ban, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn sẽ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện để UBND huyện kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn. Huyện Krông Bông phấn đấu trước ngày 30/9/2025 sẽ hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 100% số nhà ở sửa chữa, xây mới theo kế hoạch của chương trình.

Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Lê Văn Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện cho biết, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, ưu tiên hàng đầu của địa phương. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền địa phương, các phòng, ban cần phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung quyết liệt, triển khai có hiệu quả chương trình. Ngoài việc bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn hỗ trợ khác trên địa bàn, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia ủng hộ, hỗ trợ bằng nhiều hình thức phù hợp. Với tinh thần “ai có gì giúp nấy”, “ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít”, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng để phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Nguồn: Chung tay xây dựng mái ấm cho người nghèo

Phương Thảo
baodaklak.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP
Để giải bài toán giúp người nông dân phát triển kinh tế, cùng với các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Theo đó, việc phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với phát triển và xây dựng NTM.

Đắk Lắk: Động lực mới cho sự phát triển

Đắk Lắk: Động lực mới cho sự phát triển
Năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu hút đầu tư, tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Hà Nội xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trên địa bàn.

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh. Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh khung giá.

Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024

Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
SHB được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất; Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 31.500 tỷ đồng trong năm 2025; Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Agribank; VPBank điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm từ tháng 4/2025…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật