Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
Hải Phòng: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 34°C
Quảng Ninh: 25°C

Đắk Lắk: Về vườn, xem nông dân canh tác cà phê thông minh

Các nông hộ ở Đắk Lắk đã từng bước tiếp cận và canh tác thông minh nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cà phê trên chính mảnh vườn của mình.

Làm lợi cho chính mình

Khác với cao điểm mùa khô mọi năm, năm nay thời tiết nắng nóng, mưa lạnh thất thường nên ông Đặng Huy Thân ở xã Cư Huê (huyện Ea Kar) thường xuyên ra rẫy theo dõi tình hình ra hoa, kết trái của cây cà phê để điều chỉnh nước tưới, dinh dưỡng phù hợp.

Gia đình ông Thân gắn bó với cây cà phê gần 30 năm nay, việc canh tác phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Từ khi được tìm hiểu, hướng dẫn quy trình canh tác cà phê thông minh, ông học nhiều kiến thức mới vào chăm sóc vườn cây. Trước tiên, ông thay đổi thói quen canh tác và thấy có nhiều cái lợi.

Đắk Lắk: Về vườn, xem nông dân canh tác cà phê thông minh
Nhà khoa học về vườn, cùng nông dân huyện Ea Kar trao đổi quy trình canh tác cà phê thông minh.

Thay vì dọn sạch cỏ dưới gốc cây, ông Thân xem đó là lớp thảm bảo vệ, tăng độ ẩm cho cây trồng. Ông còn biết cách hãm đọt, tỉa cành làm sao cho cây thu được ánh sáng, bảo đảm quá trình sinh trưởng, phát triển chứ không tỉa hết đi như trước đây. Trong vườn cà phê trồng xen hồ tiêu, ông còn trồng thêm nhiều hàng cây tạo bóng mát, chắn gió.

Ở thôn 6, xã Ea K’pam (huyện Cư M’gar), giữa cao điểm của mùa khô nhưng vườn cà phê trồng xen sầu riêng của gia đình bà Trần Thị Long xanh mướt, tán rộng, cành dài. Bà Long đang tham gia mô hình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền triển khai.

Trong khu vườn rộng 2 ha, có 0,5 ha được bà Long canh tác theo lối truyền thống, còn 1,5 ha canh tác theo quy trình thông minh để so sánh, đối chứng giữa hai quy trình canh tác. Bà Long cho hay, canh tác theo quy trình thông minh đòi hỏi chủ vườn phải biết cách bón phân đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm để cây tiếp nhận được dinh dưỡng mà không gây lãng phí. Vào mùa mưa, phải cho cây “ăn” loại dinh dưỡng nào để nuôi trái lớn nhanh; và cuối giai đoạn nuôi trái cũng phải bón một loại phân bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây cho quả đạt chất lượng cao, năng suất ổn định.

Qua hai năm chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng theo công thức của các nhà khoa học đưa ra, vườn cây của hộ bà Long có tỷ lệ rụng trái thấp, năng suất tăng đáng kể so với vườn cây canh tác theo tập quán thông thường. Từ mô hình canh tác của hộ bà Long, nhiều nông dân ở các vùng lân cận đã đến tham quan, học tập cách chăm sóc vườn cây theo quy trình thông minh.

Khi nông dân "hiểu" đất hơn

Cây cà phê mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sản xuất cà phê đang đối diện với nhiều thách thức thiếu bền vững do tác động của biến đổi khí hậu, kỹ thuật canh tác. Thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, một hiện tượng phổ biến là tình trạng trồng xen cà phê với các cây trồng khác, đặc biệt là cây ăn trái nhưng chưa có quy trình canh tác phù hợp. Một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh là tập trung thúc đẩy các hoạt động canh tác bền vững trong ngành cà phê, canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xuất phát từ thực trạng trên, “Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025” được phối hợp triển khai tại 5 tỉnh Tây Nguyên ở 15 huyện trọng điểm trồng thuần cà phê và trồng xen với sầu riêng, hồ tiêu. Riêng tại Đắk Lắk, có 4 mô hình trồng cà phê xen tiêu, cà phê trồng thuần, cà phê xen sầu riêng tham gia chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” của các nông hộ tại huyện Cư M’gar, Ea Kar, Krông Pắc.

Tiến sĩ Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, chương trình nhằm tìm ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất gói kỹ thuật canh tác thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Tây Nguyên. Phát triển được bộ sản phẩm phân bón mới phù hợp cho sản xuất cà phê (trồng thuần, trồng xen), hiệu quả kinh tế cao; có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế bệnh hại từ đất và giảm phát thải khí nhà kính.

Đắk Lắk: Về vườn, xem nông dân canh tác cà phê thông minh
Nông dân huyện Krông Pắc trao đổi với nhà khoa học về phương thức chăm sóc cà phê thông minh.

Giải pháp “thông minh” mà chương trình hướng đến không phải là tìm kiếm một thiết bị thông minh mà là đặt người trồng cà phê làm trung tâm, hướng đến việc đánh thức tiềm năng, giúp nông dân "hiểu" đất của mình hơn, từ đó giúp họ thông minh không chỉ trong cách chăm sóc cây trồng mà còn bao gồm cả quy trình sản xuất và cách tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, chương trình cũng tập trung nghiên cứu 3 nhóm đất chính ở Tây Nguyên, gồm: đất xám, đất bazan và đất phù sa với mục tiêu tìm hiểu được quy luật của từng loại đất, sự thay đổi trong điều kiện biến đổi khí hậu và những tác động cụ thể đến năng suất cây trồng.

Tiến sĩ Trương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chia sẻ, canh tác thông minh không phải là một thuật ngữ cao siêu, hàn lâm. Canh tác cà phê thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu trước hết cần thực hiện một số việc như: tăng cường sử dụng giống mới, người nông dân cần mua giống đúng nguồn gốc. Đối với cà phê ghép nên trồng theo hàng bởi vì mỗi giống cà phê là một đặc điểm khác nhau nên trồng theo hàng sẽ dễ quản lý, thu hoạch. Đa dạng hóa sản phẩm trên vườn cà phê như trồng xen các loại cây khác và sử dụng phân bón cân đối, đầy đủ.

Việc áp dụng những kỹ thuật canh tác mới kỳ vọng không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng cà phê mà còn là giải pháp bền vững giúp người trồng cà phê thích ứng với các điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi và thay đổi khó lường. Thông qua kết quả đánh giá tại các mô hình này, chương trình sẽ tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên.

Nguồn: Về vườn, xem nông dân canh tác cà phê thông minh

Đỗ Lan
baodaklak.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kinh tế xanh: Khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm từ rong biển

Kinh tế xanh: Khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm từ rong biển
Rong biển là một trong những nguồn lợi thuỷ sản mang lại nguồn thu ổn định cho người dân tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc khai thác, chế biến sâu rong biển tại Quảng Nam hiện nay chưa được đẩy mạnh, và chưa phát huy được hết tiềm năng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP
Để giải bài toán giúp người nông dân phát triển kinh tế, cùng với các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Theo đó, việc phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với phát triển và xây dựng NTM.

Đắk Lắk: Động lực mới cho sự phát triển

Đắk Lắk: Động lực mới cho sự phát triển
Năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu hút đầu tư, tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Hà Nội xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trên địa bàn.

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh. Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh khung giá.