Đằng sau những cuộc đàm phán về khí hậu tại COP28
COP28: Nhiều quốc gia muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu Khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam |
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã tạo nên một bức tranh không ngừng biến đổi trong trường đàm phán khí hậu – một lĩnh vực mang tính chiến lược và chính trị hóa cao. Năm khối lãnh đạo chính – Châu Phi, Ả Rập, Châu Á, Đông Âu và Phương Tây – cấu trúc nên cảnh quan. Và giờ đây, bức tranh dung nạp thêm Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe. Tuy nhiên, ngoài những nhóm chính thức này, còn xuất hiện nhiều nhóm quốc gia vì lợi ích chung, được định hình nên từ những liên minh đôi lúc ngắn ngủi và những căng thẳng địa chính trị tiềm ẩn.
Các nhóm truyền thống và liên minh mới nổi
Các khối truyền thống, chẳng hạn như G77 - quy tụ 134 quốc gia đang phát triển và Trung Quốc, đã cùng nhau sát cánh với những liên minh gần đây hơn, chẳng hạn như Liên minh Các Quốc đảo Nhỏ (OASIS) – một liên minh tạo thành từ những quốc đảo đang đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ tình trạng nước biển dâng cao. Ngoài ra còn có Liên minh châu Âu (EU), tuy không có cơ chế bỏ phiếu riêng, họ vẫn đóng một vai trò nòng cốt, thường xuyên tìm kiếm đồng thuận với các nhóm khác nhau.
Những nhóm trách nhiệm và chủ đề xuyên suốt
Nhóm trách nhiệm trong UNFCCC được chia thành ba loại: Các nước phát triển (OECD), các nước phát triển có trách nhiệm tài chính đặc biệt và các nước đang phát triển. Những chủ đề đàm phán phải vượt qua ranh giới địa lý, bao gồm giảm phát thải, thích ứng, tài chính cũng như tổn thất và thiệt hại về khí hậu.
Các liên minh giữa các khối, linh hoạt và mang tính chiến lược, được định hình dựa vào những đề xuất trên bàn đàm phán. Ví dụ, Nhóm Dù (Umbrella Group - một khối đàm phán gồm các nước phát triển không thuộc EU) được tạo thành từ những quốc gia phát triển và có xu hướng đối lập với G77 và nhóm những nước kém phát triển (LDC). Điều này phản ánh động lực cạnh tranh. Mặt khác, những quốc gia có “trách nhiệm đặc biệt” có thể đứng ngang hàng với những quốc gia đang phát triển.
Yếu tố địa chính trị
Theo ông François Gemenne - Nhà khoa học chính trị kiêm thành viên Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), thế giới từng cho rằng căng thẳng địa chính trị không thể gây ảnh hưởng đàm phán về khí hậu. Thế mà bây giờ, những cuộc đàm phán này lại chịu ảnh hưởng từ chính căng thẳng địa chính trị. Mối liên kết này làm phức tạp thêm những cuộc tranh luận, làm phát sinh những quan điểm khó lường và khó thống nhất hơn.
Tiếng nói của các quốc gia dễ bị tổn thương
Bà Jennifer Allan từ Viện Phát triển Bền vững Quốc tế IISD, nhấn mạnh mối liên kết chung đặc biệt giữa các nước đang phát triển khi nói về vấn đề mất mát và thiệt hại. Điều này thể hiện tình đoàn kết giữa các nước khi đối mặt với những thách thức chung, dù giữa họ đôi khi có những lợi ích khác nhau.
Các cuộc đàm phán COP28, dự kiến kéo dài 13 ngày, hứa hẹn sẽ là một mô hình thu nhỏ của những động lực phức tạp này. Các liên minh sẽ được hình thành và tan vỡ, trở thành minh họa cho tính chất linh hoạt và đa dạng của các vấn đề khí hậu.
Nguồn:Đằng sau những cuộc đàm phán về khí hậu tại COP28