Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 19°C

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp

Đưa công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nắm bắt được xu thế này, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã khuyến khích các chủ thể, Hợp tác xã (HTX), nông dân tăng cường ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào quá trình canh tác, sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải phóng sức lao động.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, năm 2024, Sở đã được tỉnh và Trung ương bố trí hơn 20 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp thực hiện Chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025, trong đó đã hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, điển hình như: Ứng dụng thiết bị bay không người lái (máy bay nông nghiệp) trong canh tác 60ha bưởi da xanh, năm roi, sầu riêng theo hướng GAP; xây dựng 29 mô hình IPHM tăng trưởng xanh trên lúa, màu và cây ăn trái; dự án “Cánh đồng xanh- Phero Rice” trong vụ Hè Thu 2024 với diện tích 6,49ha ở xã Mỹ Lộc (huyện Tam Bình) và 3ha ở xã Trung Ngãi (huyện Vũng Liêm); mô hình “Sản xuất lúa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm)” với quy mô 20ha ở vụ Đông Xuân 2024-2025 tại xã Thiện Mỹ (huyện Trà Ôn)...

Bên cạnh đó, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nông dân còn áp dụng công nghệ cao để quan trắc các tác nhân ảnh hưởng đến cây trồng như mặn, pH, nồng độ dưỡng chất trong đất, nước. Song song đó, nông dân cũng tăng cường ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất NN như nhà lưới, nhà màng, sản xuất theo quy trình GAP, hữu cơ, các giải pháp tiết kiệm nước; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ sản xuất NN như truy xuất nguồn gốc nông sản, tiếp cận thông tin thương mại nông sản...

Tại huyện Tam Bình, để hỗ trợ người dân tiếp cận với sản xuất công nghệ cao (CNC), ngành nông nghiệp (NN) huyện cũng đã tổ chức hội thảo giới thiệu hiệu quả của việc sử dụng máy bay không người lái trong sản xuất lúa. Việc hỗ trợ nông dân một phần kinh phí khi mua sắm thiết bị, đã giúp cho nhiều cá nhân, tổ chức trong huyện mạnh dạn áp dụng. Đại diện Phòng NN-PTNT huyện Tam Bình, cho biết, thời gian qua, các mô hình sản xuất được duy trì và phát triển, mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất NN trên lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi,... mang lại hiệu quả, thu nhập cao cho nông dân, đang tiếp tục duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, cho hay: Trong lĩnh vực rau màu, đã có ứng dụng giải pháp nhà màng, có ứng dụng phần mềm để tưới nước tiết kiệm, trồng dưa lưới và các sản phẩm rau màu có giá trị.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã có các chuồng trại tự điều chỉnh nhiệt độ, áp dụng hệ thống máng ăn, nước uống, thu gom rác thải. Bên cạnh đó, có hơn 50 cơ sở an toàn hoặc tương đương, mang lại hiệu quả, góp phần tăng trưởng chung, nâng cao thu nhập, hiệu quả sản xuất cho nông dân. Từ đó, tạo nền tảng thuận lợi phục vụ chuyển đổi sang sản xuất NN ứng dụng CNC, NN hữu cơ nhanh chóng, dễ dàng hơn. Việc phát triển sản xuất ứng dụng CNC là hướng đi đúng, đã và đang tạo động lực phát triển cho ngành NN tỉnh Vĩnh Long.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp
Máy bay không người lái chuyên dụng cho nông nghiệp giúp người dân giảm sức lao động trên các cánh đồng lúa tỉnh Vĩnh Long. (Ảnh: DP).

Song theo ngành chức năng, dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, NN ứng dụng CNC tại Vĩnh Long vẫn còn gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể, các dự án được mời gọi đầu tư vào lĩnh vực NN, nông thôn, đặc biệt ở khía cạnh ứng dụng CNC được triển khai vào thực tế rất thấp. Bên cạnh đó, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NN chủ yếu tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào giống cây trồng, vật nuôi và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin chuyển đổi số, cơ giới hóa đồng bộ còn hạn chế… Với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng 3,5% giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản so với năm 2024, nhiều chuyên gia cho rằng việc ứng dụng CNC trong lĩnh vực NN ở tỉnh Vĩnh Long cần có những nét mới, đột phá hơn.

Theo đại diện Viện Nghiên cứu và Đầu tư phát triển vùng, ĐH Kinh tế TP.HCM, Vĩnh Long có vị trí rất thuận lợi, do đó, nên cân nhắc phát triển theo hướng NN CNC. Định hình là từng bước biến Vĩnh Long trở thành nơi thu gom và chế biến nông sản, cung cấp giống vật nuôi và cây trồng cho các tỉnh lân cận.

Để thúc đẩy phát triển NN ứng dụng CNC trong sản xuất, thời gian tới, ngành NN Vĩnh Long sẽ nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng CNC vào sản xuất NN hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng đảm bảo sản xuất an toàn thực phẩm để tiến tới được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển NN ứng dụng CNC, khuyến khích phát triển NN sạch, NN xanh, NN hữu cơ, NN sinh thái, NN tuần hoàn; hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm, minh bạch và trách nhiệm…

Ngoài ra, ngành NN Vĩnh Long sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, tập quán sản xuất của người dân, doanh nghiệp; hướng đến nền NN sạch. Tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất NN. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân thực hiện các mô hình, dự án NN ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng và phát triển các doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực NN công nghệ cao để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững…/.

Nguồn:Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp

Thùy Dung
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…