Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”
Đến tham gia diễn đàn có: ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cùng đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan thương mại, doanh nghiệp trong nước và quốc tế...
Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới” |
Tham luận tại diễn đàn, ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhận định, diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới” có ý nghĩa lớn, kết nối hỗ trợ địa phương và quảng bá sâu rộng nông sản đến thế giới. Những năm gần đây, tỉnh phát triển toàn diện trong công tác sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và quốc tế.
Với vị trí địa lý có tiềm năng lớn, khí hậu đặc trưng, ít thiên tai, Bắc Giang có rất nhiều tiềm năng để trồng trọt. Đến nay, tỉnh có 300.000 ha đất trồng nông nhiệp với 155 sản phẩm đặc trưng. Trong đó, đất trồng vải thiều lên đến 28.000 ha. Sản phẩm được xuất sang Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Lào, Singapore...
Ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tham luận tại diễn đàn |
Lãnh đạo địa phương đồng hành cùng người dân trồng, xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Tỉnh lấy chất lượng vải là tiêu chí phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng vượt trội và sạch sẽ, an toàn.
Đến nay, sản lượng vải thiều của tỉnh đã đạt mức 125.000 tấn, trong đó có lượng lớn đạt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP, vải được xuất ra thị trường quốc tế. Riêng Trung Quốc, tỉnh có 109 mã nông sản với sản lượng hàng nghìn tấn.
Năm 2022, rét kéo dài, mưa đều, điều kiện thuận lợi, do đó, vải thiều có chất lượng cao hơn. Năm nay là năm vải thiều Bắc Giang có chất lượng cao nhất từ trước đến nay, quả to, cùi dày, hạt nhỏ.
Cũng theo ông Phan Thế Tuấn, Bắc Giang coi trọng tất cả thị trường, cả trong nước và ngoài nước. Với thị trường nội địa, tỉnh tích cực đưa tới các doanh nghiệp, siêu thị... Trên trường quốc tế, địa phương xuất khẩu vải thiều đến đến 30 quốc gia, trong đó cao nhất là Trung Quốc và nhiều quốc gia tiềm năng khác như Singapore, Nhật Bản, Các Ttiểu vương quốc Ả Rập...
Tỉnh cũng kết hợp thương mại truyền thống và hiện đại, đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử và các kênh mạng xã hội.
Những ngày ngày, thị trường địa phương đã rất sôi động. Chính quyền địa phương và người dân đã chủ động kết nối với các doanh nghiệp. Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã thu hoạch 200.000 tấn. Các cấp các ngành luôn sẵn sàng sản xuất vải chất lượng cao, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác sản xuất và tiêu thụ.
Bắc Giang mong nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan truyển thông, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để đưa vải thiều Bắc Giang đến gần người dân, thúc đẩy đưa đặc sản chinh phục thị trường quốc tế - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh.
Cũng tại diễn đàn, ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chia sẻ câu chuyện về con đường phát triển bền vững của vải thiều Hải Dương. Theo ông Quân, Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế. Tỉnh có 60% diện tích đất nông nghiệp, 70% dân số sống ở nông thôn, đất đai màu mới... cùng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.
Ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tham luận tại diễn đàn |
Hằng năm, tỉnh sản xuất 2 triệu tấn nông sản. Trong đó, nổi bật là sản phẩm vải thiều Thanh Hà thơm ngon, nổi tiếng. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Việt Nam cho "Cây vải thiều lâu năm nhất (cây vải tổ)" cho cây vải tổ Thúy Lâm tại đây. Vải Thanh Hà cũng đạt top 10 nhãn hiệu nổi tiếng, được bình chọn là tinh hoa đặc sản 3 miền.
Toàn tỉnh hiện có trên 9 nghìn hecta trồng vải, thu hoạch 60 nghìn tấn mỗi năm. Trong đó có 50% sản lượng vải thiều được tiêu dùng trong nước, 40% xuất khẩu tới các thị trường truyền thống, 10% xuất khẩu tới các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản...
"Chúng tôi hướng tới xây dựng thương hiệu vải thiều chất lượng toàn cầu", ông Quân nhấn mạnh. Để sẵn sàng, từ nhiều năm, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng các vùng chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.
Về chọn giống, tỉnh hợp tác với các cơ quan khoa học để ra các giống mới, đa dạng hoá các loại sản phẩm, như vải u trứng, vải u hồng... khác biệt. Vải thiều chính vụ xuất khẩu trên 30 nghìn tấn.
Về ứng dụng khoa học kỹ thuật, các sản phẩm đều đáp ứng chuẩn VietGap, GlobalGap. Có trên 1.200 hecta được cấp tiêu chuẩn để sản xuất vải xuất khẩu trên toàn tỉnh. Công tác quản lý, giám sát vùng trồng được quan tâm. Vải thiều được lấy mẫu để kiểm tra đánh giá trước khi xuất khẩu.
100% vải xuất khẩu đều đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. từ tỉnh, huyện, xã, các cơ quan chuyên môn giám sát ngay từ khi chăm sóc, ra hoa, chăm bón, đến khi thu hoạch, đóng thùng xuất khẩu, đảm bảo cam kết với các thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Quân, nhiều khó khăn tồn động như vải thiều là nông sản có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn. Các doanh nghiệp xuất khẩu vải tươi đến thị trường cao cấp chưa được nhiều.
"Tỉnh mong muốn các đoàn ngoại giao, cơ quan truyền thông quan tâm hỗ trợ, tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước, đẩy mạnh tìm kiếm, kết nối đối tác, nhà đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến. Tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, bến bãi, cơ sở vật chất... cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư", ông Quân chia sẻ.
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc đặc trưng riêng của các tiểu vùng sinh thái (đất thấp, đổi núi, cao nguyên và ven biển), được thiên nhiên ưu ái với đa dạng các loại nông sản, trong đó vải thiều là loại quả nhiệt đới được người dân Việt Nam và khách quốc tế ưa thích. Sản phẩm vải thiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu đến nhiều thị trưởng trên thế giới với đa dạng phương thức bán hàng, từ kênh bán hàng truyền thống, kênh bán hàng hiện đại đến các kênh thương mại điện tử, đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của bức tranh xuất khẩu nông sản năm 2021.
Kết quả đó là nhờ sự dổi mới, quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trưởng và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với đó là dầy mạnh xây dựng chương trình nông thôn mới, nâng cấp đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đê điều...
Năm 2022, vai thiều Việt Nam được dự báo là được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn.
Năm nay, Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn. Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hưởng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn. Vải thiều thường chín rộ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch lại ngắn nên việc kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng kênh phân phối là hết sức cần thiết để việc tiêu thụ được thuận lợi. Đặc biệt mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiểu để gia tăng giá trị của quả và góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và phát triển kinh tế của địa phương là mục tiêu cấp thiết được đặt lên hàng đầu.
Tại tọa đàm, các diễn giả đã tập trung vào các vấn đề chính là việc đáp ứng tiêu chuẩn vải thiều vào các thị trường |
Hiện, vải thiều Việt Nam - nổi tiếng với hai vùng trồng vải: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, để có được sản phẩm vải thiều đạt chấ lượng vào các thị trưởng yêu cầu cao, mà ở Việt Nam thường gọi vui là thị trưởng “khó tính” đòi hỏi người nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng được chuỗi các quy trình nghiêm ngặt, khép kín từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng, chăm sóc cây trồng đến chế biến và tiêu thụ.
Trong khuôn khổ diễn dàn, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hợp tác xã trồng vải và các doanh nghiệp xuất khẩu vải cùng thảo luận về quy trình trồng trọt và chăm sóc vải thiều ngon và sạch, phát triển thị trường tiêu thụ vải thiều trong phiên tọa đàm chủ đề "Lời giải cho bài toán xuất khẩu vải thiều Việt Nam". Tại tọa đàm, các diễn giả đã tập trung vào các vấn đề chính là việc đáp ứng tiêu chuẩn vải thiều vào các thị trường và các giải pháp mở rộng thị trường và tăng sản lượng xuất khẩu vải thiều.
Nguồn: Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”