Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 25°C
Hải Phòng: 26°C

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, đề xuất, tháo gỡ các vướng mắc thể chế, đặc biệt là liên quan luật quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo nguyên tắc "cái gì biết mới quản, không biết thì không quản", tăng cường phân cấp, phân quyền. Trong khi đó, doanh nghiệp cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức; đổi mới hoạt động, quản trị thông minh, giảm chi phí quản lý.

Nội dung trên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tại ‘Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng’ diễn ra sáng 15/4.

Năm 2024, cả nước có 671 doanh nghiệp nhà nước, gồm 473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Năm 2024, tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 3 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu đạt gần 3,3 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 227 ngàn tỷ đồng.

Thời gian qua, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước một lần nữa được khẳng định và phát huy là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực, dẫn dắt, phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, hỗ trợ, khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại Hội nghị.

Đến hết năm 2024, các doanh nghiệp nhà nước đã tập trung thực hiện các dự án đầu tư để nâng cao năng lực, quy mô sản xuất kinh doanh. Các dự án cơ bản đều đã được doanh nghiệp nhà nước khẩn trương thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm theo kế hoạch được duyệt. Các dự án của doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, mặc dù số lượng các tập đoàn, tổng công ty chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động của nước ta nhưng có vai trò, vị trí quan trọng, nắm giữ một lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 và năm 2045) đã đề ra.

Theo Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong phát triển đất nước và với từng doanh nghiệp; doanh nghiệp phải tiên phong trong chuyển đổi số vì có nguồn lực, điều kiện, con người, tham gia dẫn dắt trong chuyển đổi số của đất nước, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số. Đồng thời, doanh nghiệp phải tăng trưởng cao ở mức 2 con số, tăng trưởng nhanh, bền vững để góp phần tăng trưởng GDP cả nước từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng 2 con số những năm tới, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các doanh nghiệp phải hoàn thiện quy trình, quy định, chuẩn hóa theo chuyển đổi số; xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa tài liệu, hồ sơ để thúc đẩy, phát triển, sử dụng trí tuệ nhân tạo; phát triển hạ tầng số và góp phần phát triển hạ tầng số của cả nước; phát triển các sản phẩm số của doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp; phát triển số nhanh, mạnh, hiệu quả nhưng phải quản lý được, bảo đảm an ninh, an toàn số, góp phần vào an ninh, an toàn số quốc gia; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số, góp phần phát triển công dân số vì con người là vốn quý nhất để sử dụng trí tuệ nhân tạo và phải thắng trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
Công nhân Công ty Tuyển than Hòn Gai (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam).

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các doanh nghiệp phải chú ý làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức; đổi mới hoạt động, quản trị thông minh, giảm chi phí quản lý.

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, đề xuất, tháo gỡ ngay các vướng mắc thể chế, đặc biệt là liên quan luật quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo nguyên tắc "cái gì biết mới quản, không biết thì không quản", tăng cường phân cấp, phân quyền. Rà soát, loại bỏ toàn bộ các thủ tục hành chính rườm rà cho doanh nghiệp; cắt giảm ít nhất 30% thủ tục, chi phí và thời gian tuân thủ. Phát triển hạ tầng chiến lược để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; đào tạo nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp; góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; mạnh dạn giao việc cho doanh nghiệp…/.

Nguồn: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn

Lê Hùng
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng có, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Sức mạnh dân tộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Sức mạnh dân tộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử giải phóng dân tộc mà còn là minh chứng cho sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc Việt Nam. Vượt ngoài khuôn khổ của một chiến dịch quân sự thuần túy, sự kiện này nhằm phản ánh trình độ phát triển cao của nghệ thuật quân sự và khả năng huy động sức mạnh toàn dân ta. Trên cơ sở phân tích lịch sử làm rõ cơ chế vận động và sức mạnh dân tộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số nội dung nhằm kế thừa và phát huy sức mạnh dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ khóa: Chiến dịch Hồ Chí Minh; sức mạnh dân tộc; đại đoàn kết dân tộc.

Đắk Lắk: Khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia "Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965 - 1975"

Đắk Lắk: Khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia "Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965 - 1975"
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 26/4, tại xã Cư Pui (huyện Krông Bông), Hội Cựu Giáo chức tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia "Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965 – 1975".

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 27/4/2025: Tuổi Hợi thành công, tuổi Thìn chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 27/4/2025: Tuổi Hợi thành công, tuổi Thìn chú ý sức khỏe
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 27/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Thái Lan: Thử nghiệm cảnh báo động đất vào tháng 5/2025

Thái Lan: Thử nghiệm cảnh báo động đất vào tháng 5/2025
Sau trận động đất kinh hoàng vào cuối tháng 3/2025 khiến ít nhất 53 người dân bị thiệt mạng, nhằm sớm đưa ra cảnh báo kịp thời, vào tháng 5 tới, Thái Lan sẽ tiến hành thử nghiệm hệ thống cảnh báo thảm hoạ động đất trên điện thoại di động.