Dự án Can To Can:Minh chứng thú vị cho mô hình kinh tế tuần hoàn
Dự án Lon – thành – Lon (“Can – to – Can”) là một dự án tái chế tuần hoàn khép kín để khai thác tiềm năng tái chế của lon đồ uống bằng nhôm đã qua sử dụng. Trong khuôn khổ của dự án, những chiếc lon đồ uống bằng nhôm đã qua sử dụng sẽ được thu gom và xử lý theo quy trình tái chế tuần hoàn khép kín: thu gom lon nhôm cũ – ép và nấu thành nhôm thỏi sau đó cán nhôm thỏi (cuộn) - sản xuất lon nhôm mới. Đó chính là lý do tại sao Dự án được gọi là ‘Can to Can’.
Hình ảnh ký kết thực hiện Dự án Can To Can tại Việt Nam |
Dự án Can To Can đặt mục tiêu cán mốc 620 tấn lon nhôm cũ được thu gom trong một năm, tương đương 50 triệu lon nước giải khát đã qua sử dụng, dự án được khởi động bởi công ty TNHH lon nước giải khát TBC-BALL Việt Nam, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành bao bì đồ uống.
Sau một năm phát động và thực hiện Dự án Can To Can, TBC-Ball đã thu thập được hơn 200 tấn lon nhôm đã qua sử dụng để thực hiện tái chế. Đây là con số thể hiện tất cả sự nỗ lực, cố gắng của TBC-Ball nói riêng và của tất cả mọi người nói chung trong hành trình hiện thực hoá mục tiêu bền vững 2030.
Hình mô phỏng kinh tế tuần hoàn và lon nhôm Can to Can |
Ngoài việc đạt mục tiêu bền vững 2030, Dự án Can to Can còn là một ví dụ điển hình của mô hình kinh tế tuần hoàn, ưu tiên tính bền vững bằng cách giảm thiểu chất thải và tối đa hóa việc tái chế tài nguyên.
“Những chiếc lon nhôm thật sự là những nhà vô địch trong việc tái chế, không ngừng tái tạo mà không mất chất lượng. Lon nhôm là biểu tượng của nền kinh tế tuần hoàn, mang lại khả năng tái chế không giới hạn. Với sự hỗ trợ của tất cả khách hàng và người tiêu dùng, chúng ta có thể thúc đẩy hành trình của Việt Nam hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và bền vững thông qua những nỗ lực hợp tác trong chuỗi cung ứng đóng gói nhôm.” Ông Manoj Mishra, Tổng Giám đốc công ty TNHH Lon Nước Giải Khát TBC-Ball Việt Nam |
Dự án này phù hợp hoàn toàn với các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn theo nhiều cách. Dự án ủng hộ việc tái chế khép kín, đảm bảo rằng lon nhôm được thu thập, tái chế và tái sinh thành lon mới, giảm đáng kể nhu cầu về tài nguyên nguyên chất và phát sinh chất thải.
Ngoài ra, Dự án "Can to Can" còn cho thấy khả năng tối ưu hiệu quả tài nguyên, khai thác toàn bộ giá trị của lon nhôm thông qua tái chế. Nhờ vậy, cách làm này giúp giảm phí môi trường liên quan đến
sản xuất lon mới từ nguyên liệu thô. Và cuối cùng, cách tiếp cận tuần hoàn này giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm, khuyến khích sản xuất tại địa phương, thu hút cộng đồng, thúc đẩy đổi mới và thậm chí tạo ra các cơ hội kinh tế, đồng thời giảm tác động đến môi trường.
Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Lễ ký kết |
Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã từng phát biểu tương tự: Ngày 7/6/2022, Thủ tướng phủ đã ban hành Quyết định số 687 /QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Dự án tái chế độ tuần hoàn kín Lon – thành – Lon (“Can – to – Can”) là một minh chứng thú vị cho mô hình kinh tế tuần hoàn, một chiến lược có thể góp phần thực hiện hóa mục tiêu của Việt Nam giảm cường độ phát thải1 khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát lưới về “0” vào năm 2050”.
Nguồn:Dự án Can To Can:Minh chứng thú vị cho mô hình kinh tế tuần hoàn