Hà Nội: 24°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 20°C
Hải Phòng: 24°C

Dùng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón: Nông dân còn thờ ơ

Dùng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón vừa giảm chi phí đầu tư, giảm rác thải cần phải xử lý, vừa góp phần xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng xanh bền vững. Thế nhưng, việc làm này chưa được nhiều nông dân quan tâm.
Thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững Ninh Thuận: Triển vọng từ các giống lúa mới
Dùng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón: Nông dân còn thờ ơ
Phụ phẩm cây bắp có thể tận dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi, phân bón hữu cơ. Trong ảnh: Thu hoạch bắp tại xã Lang Minh, H.Xuân Lộc. Ảnh: B.Mai

Trong Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng.

* Chưa thực sự quan tâm

Hộ ông Võ Thanh Bình (ngụ xã Long An, H.Long Thành) có khoảng 3ha đất trồng dưa gang và củ sắn. Các loại cây này sau khi thu hoạch củ, quả có thể kết hợp với phân bò, phân heo ủ hoai làm phân bón hữu cơ, nhưng ông Bình không làm vậy. Sau mỗi kỳ thu hoạch, ông Bình nhổ gốc, phơi khô rồi đốt cây tại ruộng.

Ông Bình cho biết, ông sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học để sản xuất nhưng với liều lượng, tần suất theo khuyến cáo. Nếu thuận lợi, mỗi vụ có thể lời hơn trăm triệu đồng, không may bị sâu bệnh, giá thấp thì lỗ tiền phân, thuốc. Còn về tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, ông chưa thực hiện vì mất công.

Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành ngày 2-8-2022 đưa ra quan điểm, chất thải và phụ phẩm nông nghiệp phải được quản lý như một loại tài nguyên để tái chế, tái sử dụng. Phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ông Hồ Tấn Duy (ngụ xã Xuân Tây, H.Cẩm Mỹ) cho biết, trước đây sau khi thu hoạch lúa, ông giữ lại rơm rạ tại ruộng với 2 mục đích làm phân bón lót cho vụ tới và hạn chế chai cứng cho đất. Nhưng hiện tại, rơm rạ ông bán hết cho hộ chăn nuôi, trồng nấm. “Rơm rạ có thể làm phân bón nhưng với điều kiện ruộng phải có nước thường xuyên, có thời gian khoảng 1 tháng ủ hoai. Tôi làm luân phiên mỗi năm 2 vụ bắp, 1 vụ lúa không áp dụng quy trình này được” - ông Duy chia sẻ.

Ông Trần Văn Tuyên (ngụ xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc) cho biết, thời gian qua, gia đình ông gặp nhiều khó khăn vì giá phân bón tăng cao mà giá thanh long xuống thấp. Ông cũng tính tự làm phân bón như một số hộ trên địa bàn nhưng khó thực hiện vì cây thanh long ít phụ phẩm, nhà không có chất thải chăn nuôi, ông cũng không rành quy trình kỹ thuật ủ. Ông Tuyên mong các ngành chức năng có giải pháp kéo giảm giá phân bón, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ có chi phí thấp và giá rẻ để giảm áp lực đầu tư mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thực tế 2 năm qua, nhiều nông dân gặp khó khăn vì giá phân bón và thuốc trừ sâu tăng cao trong khi đầu ra bấp bênh, giá thấp. Nông dân có thể áp dụng giải pháp tự làm phân bón bằng phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ để tiết kiệm chi phí đầu tư và duy trì sản xuất.

* Nguyên liệu tự nhiên cho phân bón hữu cơ

Đồng Nai là địa phương sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi lớn của cả nước. Việc triển khai và nhân rộng mô hình tự làm phân bón từ chất thải trồng trọt (lá, củ, quả và thân cây mềm), chất thải vật nuôi và rác thải hữu cơ không chỉ tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên để sản xuất phân bón sinh học, mà còn giảm ô nhiễm môi trường, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí đầu tư, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng.

Tại buổi tọa đàm bàn giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ do Hội Nông dân tỉnh, Sở NN-PTNT, Sở KH-CN phối hợp tổ chức vào tháng 8 vừa qua, đại diện Sở NN-PTNT thông tin, hiện toàn tỉnh có khoảng 600 hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI (tự ủ phân hữu cơ, làm thuốc bảo vệ thực vật sinh học) vào sản xuất trồng trọt và hơn 100 hộ chăn nuôi, trang trại ứng dụng kỹ thuật trên để xử lý môi trường trong chăn nuôi. Qua đánh giá của nông dân, ứng dụng kỹ thuật này giúp cây trồng sinh trưởng tốt, sức khỏe người làm vườn được bảo vệ và giảm mùi hôi trong chăn nuôi.

Anh Trần Thanh Tùng (ngụ xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) đang áp dụng mô hình tự làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc vườn bưởi và lan cho biết, anh đã tiết kiệm được 70% chi phí so với dùng phân bón và thuốc hóa học, đất đai màu mỡ, cây đạt năng suất hơn. Anh Tùng đã dùng nước men vi sinh IMO do Phòng NN-PTNT huyện hỗ trợ ủ với trứng gia cầm, cây họ đậu rồi pha loãng tưới gốc thay cho phân bón. Đối với thuốc trừ sâu, anh làm tương tự nhưng ủ với tỏi, ớt, gừng và phun trực tiếp lên lá, thân cây.

Ông Ngô Văn Hoa (ngụ xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc) cho biết, 2 năm qua, ông đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng nhờ tự làm phân bón, thuốc trừ sâu cho thanh long. Ông Hoa dùng trứng gà, mật ong, sữa tươi và men vi sinh hữu cơ trộn đều ủ 30-45 ngày, sau đó pha loãng phun thân cây và tưới gốc. Ông sử dụng thêm phân bò, kali trong giai đoạn cây ra hoa để tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Nhờ cách làm này, ông Hoa đã giảm được 30% chi phí so với dùng phân và thuốc hóa học, năng suất vườn thanh long tăng từ 35 lên 45 tấn/ha/năm.

Tái sử dụng phụ phẩm, phế thải nông nghiệp làm phân bón là một trong những giải pháp quan trọng của các mô hình: kinh tế tuần hoàn nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ đang được khuyến khích. Không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn với giá cả phải chăng mà còn góp phần giảm ô nhiễm, phát thải từ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng thực phẩm. Điều quan trọng, mô hình phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ, có thể thực hiện ngay tại nhà bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên, sẵn có.

Nguồn:Dùng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón: Nông dân còn thờ ơ

Ban Mai
baodongnai.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ thủy điện ở Thừa Thiên Huế tăng cường xả lũ

Ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ thủy điện ở Thừa Thiên Huế tăng cường xả lũ
Mưa lớn ở thượng nguồn, Thừa Thiên Huế đang vận hành xả lũ nhiều hồ thủy điện để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du. Mưa lớn ở thượng nguồn, Thừa Thiên Huế đang vận hành xả lũ nhiều hồ thủy điện để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Tài chính khí hậu có nguy cơ bất ổn

Tài chính khí hậu có nguy cơ bất ổn
Thế giới có thể đối mặt với một “kỷ nguyên bất ổn mới” về các cam kết tài chính khí hậu của Mỹ sau chiến thắng ông Donald Trump.

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhỏ

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhỏ
Khi “thể trạng” và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được cải thiện thì việc tiếp cận vốn tín dụng nhanh hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi năng lượng toàn cầu?

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi năng lượng toàn cầu?
Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu là không thể tránh khỏi, trong đó Trung Quốc đang trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Miền Bắc bước vào đợt rét đậm đầu tiên, có nơi dưới 10 độ C

Miền Bắc bước vào đợt rét đậm đầu tiên, có nơi dưới 10 độ C
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.