EU ra mắt cơ chế điều chỉnh giới hạn carbon
Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam Doanh nghiệp tìm hướng phát triển xanh, giảm phát thải carbon |
Cơ chế đầu tiên thuộc loại này đã gây ra lo ngại cho một số đối tác thương mại của EU, nhất là đặc phái viên về khí hậu Trung Quốc Xie Zhenhua, người kêu gọi không sử dụng những biện pháp đơn phương như cơ chế mà 27 Quốc gia Thành viên EU đã phê duyệt.
EU sẽ không đánh thuế lượng khí thải carbon ở vùng biên giới cho đến năm 2026. Tuy nhiên, những quy định mới sẽ đi vào hiệu lực kể từ ngày 1/10, yêu cầu các nhà nhập khẩu khai báo lượng khí thải từ hoạt động sản xuất những mặt hàng nhập khẩu vào EU.
Từ năm 2026, các nhà nhập khẩu sẽ phải mua “chứng chỉ” tùy theo định mức phát thải carbon có trong sản phẩm của họ tại EU.
CBAM được áp dụng cho những mặt hàng sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón và điện, cũng như cho hydro hoặc cho một số sản phẩm cuối cùng như ốc vít và bu lông.
Theo ông Paolo Gentiloni - Ủy viên Kinh tế Châu Âu, điểm đáng chú ý của CBAM là cơ chế này sẽ gây cản trở ý định di dời hoạt động sản xuất từ EU sang những nước có tiêu chuẩn ít khắt khe hơn.
CBAM cũng cho phép các nhà sản xuất châu Âu duy trì khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong bối cảnh tập trung đầu tư nhằm đạt được những mục tiêu về khí hậu do EU đặt ra - cam kết giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với mức của năm 1990.
Ông Paolo Gentiloni trao đổi cho Reuters: “CBAM không nhằm mục đích bảo vệ thương mại. Nó nhằm mục đích bảo vệ tham vọng về khí hậu của EU và cố gắng nâng cao mức độ tham vọng về khí hậu trên phạm vi quốc tế”.
Ủy ban Châu Âu nhận định rằng CBAM có tính phù hợp với khung quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, vì cơ chế này không phân biệt đối xử những công ty trong nước và nước ngoài. CBAM cũng cho phép khấu trừ thuế hải quan đối với những mặt hàng đã thuế carbon ở nước ngoài.
Nguồn:EU ra mắt cơ chế điều chỉnh giới hạn carbon