Hà Nội: 16°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C

Gia Lai: Nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong cao điểm khô hạn

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), khả năng xảy ra khô hạn trong năm 2025 là rất lớn. Nhất là trong cao điểm mùa khô 2025, hàng nghìn hecta cây trồng sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới nghiêm trọng.

Ngoài các công trình thủy lợi lớn như Ia Glai, Plei Keo và Ia Ring, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) có khoảng 24 đập thủy lợi nhỏ phục vụ nước tưới cho cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, toàn huyện gieo trồng 2.365 ha, trong đó có 1.675 ha lúa nước, 450 ha rau các loại, 120 ha khoai lang, 100 ha cây hàng năm khác, 10 ha cây ăn quả…Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, những tháng đầu năm 2025, các sông suối trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước.

Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 có khả năng xảy ra hạn hán cục bộ tại một số địa phương không chủ động nguồn nước và xa các công trình thủy lợi. Từ nửa cuối tháng 3, khả năng cao xảy ra hạn hán trên diện rộng tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Cụ thể, khi hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố sụt lún vào giữa tháng 11-2024, hồ thủy lợi Ia Ring còn khoảng 4 triệu m3/10 triệu m3 dung tích thiết kế. Do đó khiến hàng nghìn hecta cây trồng tại xã Dun, Ia Tiêm, Chư Pơng, Ia Glai, Ia Blang và thị trấn Chư Sê đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới khi bắt đầu bước vào những tháng cao điểm của mùa khô. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, ường trước nguy cơ thiếu nước tưới và sinh hoạt, huyện tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng đơn vị khai thác vận hành công trình xây dựng phương án sản xuất phù hợp với thực tế lượng nước tại hồ chứa nước Ia Ring.

Đồng thời, tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhất là những diện tích lúa nước có nguy cơ xảy ra hạn sang trồng các loại cây chịu hạn tốt hơn. Cùng với đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn nước từ hồ chứa Ia Ring chủ động tìm thêm nguồn tưới khác cho cây cà phê, hồ tiêu… Trên thực tế, đơn vị quản lý, khai thác hồ thủy lợi Ia Ring đã xây dựng phương án điều tiết nước từ công trình về các kênh mương chậm hơn 1 đợt so với trước đây.

Gia Lai: Nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong cao điểm khô hạn
Hồ chứa Ia Ring bị gặp sự cố sụt lún vào giữa tháng 11-2024. (Ảnh: BDV).

Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước cục bộ ở cuối kênh đã xuất hiện do lượng nước điều tiết về không đủ so với nhu cầu tưới của người dân. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, vụ Đông Xuân 2023-2024, tổng diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán là hơn 238 ha; trong đó, cây cà phê bị thiệt hại lớn nhất với hơn 220 ha. Ước tổng thiệt hại do hạn hán gây ra hơn 26,2 tỷ đồng. Không chỉ chịu ảnh hưởng của hồ thủy lợi Ia Ring, diễn biến thời tiết cực đoan trong thời gian qua đã khiến mực nước tại các suối, ao hồ, giếng đều thấp hơn so với mọi năm.

Điều này khiến không ít nông dân lo lắng và đang phải căng mình để tìm nguồn nước tưới cho vườn cây của gia đình. Về giải pháp phòng-chống hạn, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin, huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai điều tiết cung cấp nước theo phương án đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Đồng thời, huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương, các tổ thủy nông đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt và tưới cho các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu…

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cũng như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp để chống hạn hiệu quả. Về giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn cục bộ, Lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Gial Lai cho biết, công ty thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, đánh giá cụ thể mực nước tích trữ ở từng công trình hồ, đập để có phương án điều tiết, sử dụng nguồn nước hợp lý phục vụ sản xuất và dân sinh.

Trong trường hợp xảy ra hạn hán, Công ty sẽ tăng cường nhân lực điều tiết hợp lý, phân lịch tưới luân phiên, tiếp nước, sử dụng nguồn nước khác, ưu tiên nước tưới cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông.

Gia Lai: Nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong cao điểm khô hạn
Năm 2024, lượng mưa ít khiến nhiều sông, hồ trên địa bàn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) bị khô hạn.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô năm nay, lượng mưa thấp, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn cục bộ tại một số vùng, khu vực. Trước diễn biến bất thường của thời tiết gây nguy cơ hạn hán cao, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 07/SNNPTNT-CCTL về chủ động phòng-chống hạn hán, thiếu nước tưới trên địa bàn tỉnh. Theo đó, khuyến cáo người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung chuyển đổi cây trồng ở những vùng thường xuyên bị hạn sang cây trồng sử dụng ít nước tưới để giảm thiệt hại.

Đặc biệt, vụ Đông Xuân 2024-2025, đối với những diện tích lúa bấp bênh về nguồn nước tưới, người dân chủ động chuyển sang trồng rau màu, cây ăn quả. Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao kế hoạch chuyển đổi cây trồng phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, sử dụng nguồn nước hợp lý; giải quyết tốt nguồn nước tưới giữa cây trồng ngắn ngày và cây trồng dài ngày, tránh tình trạng tranh chấp nước tưới…

Đối với tình trạng hồ hồ chứa Ia Ring (huyện Chư Sê), dung tích chứa từ 10 triệu m3 hiện chỉ còn khoảng 4 triệu m3 sau sự cố sụt lún vào cuối năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn người dân các xã vùng hạ du của công trình chuyển đổi cây trồng phù hợp, tổ chức sản xuất thích nghi với điều kiện thực tế nguồn nước tại chỗ. Ưu tiên cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân và nước tưới cho các loại cây công nghiệp dài ngày.

Ngoài ra, một số địa phương có công trình thủy lợi nhưng chưa được đầu tư hệ thống kênh mương đồng bộ thì chỉ đạo các tổ hợp tác huy động người dân tiến hành nạo vét kênh mương, đắp bờ giữ nước, tránh để chỗ thừa nước tràn lan, chỗ lại không có nước tưới. Đồng thời, Sở đã xây dựng kịch bản sử dụng nguồn nước tưới hiệu quả, không để lãng phí.

Còn các hồ chứa thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ở một số huyện, trước mắt, Sở yêu cầu các đơn vị triển khai các biện pháp quản lý, sử dụng nguồn nước tưới hiệu quả. Về lâu dài, Sở đề nghị chuyển các hồ này về địa phương quản lý để duy tu, bảo dưỡng đáp ứng nhu cầu phục vụ nước tưới. Đồng thời, Sở phối hợp cùng các địa phương rà soát và đề xuất nhu cầu đầu tư công các công trình thủy lợi trong giai đoạn 2026-2030 để có kế hoạch đầu tư, phát huy tiềm năng đất đai rộng lớn của tỉnh. Sở cũng làm việc với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện để đảm bảo điều tiết nước hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp và phát điện trong mùa khô năm nay.

Nguồn: Gia Lai: Nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong cao điểm khô hạn

Hòang Liên
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường chứng khoán ngày 19/2: Cổ phiếu bất động sản khởi sắc, VN - Index tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 19/2:  Cổ phiếu bất động sản khởi sắc, VN - Index tăng mạnh
Thị trường chứng khoán ngày 19/2 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản, giúp VN-Index ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần qua.

Quảng Ninh: Giữ gìn văn hoá truyền thống của người Dao

Quảng Ninh: Giữ gìn văn hoá truyền thống của người Dao
Cùng với những nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, người Dao huyện Hải Hà luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc từ tiếng nói, chữ viết đến trang phục và nếp sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh.

Nhật Bản sẽ cắt giảm 60% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035

Nhật Bản sẽ cắt giảm 60% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035
Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch năng lượng cơ bản mới, nhấn mạnh mục tiêu giảm 60% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2035.

Đắk Lắk: Trải nghiệm văn hóa Êđê giữa lòng phố thị

Đắk Lắk: Trải nghiệm văn hóa Êđê giữa lòng phố thị
Nằm tại trung tâm thành phố, Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành điểm tham quan thú vị và đậm chất văn hóa của người dân tộc bản địa với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch được xây dựng trên các yếu tố bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc.

Hiệu quả từ những mô hình bảo vệ môi trường

Hiệu quả từ những mô hình bảo vệ môi trường
Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, những năm qua, TP. Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) luôn chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Cùng với công tác vận động, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn thành phố đã có những mô hình hay, đem lại hiệu quả thiết thực.