Giá tiêu hôm nay 19/2: Tiêu trong nước vượt mốc 160.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 18/2: Giá tiêu trong nước tăng mạnh Giá tiêu hôm nay 13/2: Điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg |
Giá tiêu trong nước
Đầu giờ sáng nay, giá tiêu trong nước giao dịch ở mức 160.000 - 162.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg tại Đắk Nông và ổn định tại các địa phương khác.
Theo đó, sau khi điều chỉnh tăng 500 đồng/kg, giá tiêu tại tỉnh Đắk Nông đứng ở mức cao nhất là 162.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở mức 162.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu tại các địa phương khác như Gia Lai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai cũng đi ngang ở mức 160.000 đồng/kg.
![]() |
Thời gian tới, giá tiêu có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn. |
Giá tiêu thế giới
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) lúc 4h30 ngày 19/2/2025 như sau: thị trường tiêu tăng nhẹ và tiếp tục giữ ở mức cao. Trong đó, giá tiêu ở Indonesia có mức tăng từ 4 - 75 USD/tấn so với phiên giao dịch trước.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đang ở mức giá 7.298 USD/tấn (tăng 4 USD/tấn); giá tiêu trắng Muntok hiện được thu mua với giá 10.143 USD/tấn (tăng 75 USD/tấn).
Thị trường tiêu Malaysia tiếp tục giữ ổn định và đang neo mức cao, hiện giá tiêu đen ASTA của Malaysia được thu mua ở mức giá 9.000 USD/tấn và giá tiêu trắng ASTA ở mức 11.600 USD/tấn.
Giá tiêu ở Brazil giữ ổn định so với phiên tăng giá trước, hiện thu mua đạt mức 6.800 USD/tấn.
Thị trường tiêu Việt Nam xuất khẩu tiếp tục ổn định và giảm nhẹ. Cụ thể, giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu hiện đạt mức giá 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l đạt mức giá 6.650 USD/tấn; giá tiêu trắng đang ở mức giá 9.550 USD/tấn.
Các chuyên gia nhận định, giá tiêu toàn cầu đã trải qua một đợt tăng đột biến vào giữa năm 2024, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay do sản lượng tiếp tục suy giảm và nhu cầu vượt xa nguồn cung.
Thời gian tới, giá tiêu có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn, đặc biệt nếu thị trường Trung Quốc - một trong những khách hàng lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam tăng cường nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, giá tiêu có thể chững lại khi nguồn cung từ vụ thu hoạch mới dần được bổ sung.
Hiện tại, nguồn cung tiêu trên thị trường toàn cầu đang rất khan hiếm và nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng hoặc duy trì ổn định. Điều này sẽ tiếp tục đẩy giá lên cao.
Hiện nay, trong nước, nông dân các địa phương đang tập trung vào thu hoạch hồ tiêu. Tuy nhiên, dự báo năng suất tiêu của bà con ở một số khu vực đã giảm do ảnh hưởng của thời tiết.
Theo dự báo của IPC, sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2025 sẽ giảm khoảng 4%, tương đương 22.000 tấn, đặc biệt tại Việt Nam và Brazil. Tuy nhiên, Indonesia nổi lên như một nhà cung cấp đáng chú ý khi sản lượng của Việt Nam và Brazil gặp khó khăn.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất bao gồm khí hậu khắc nghiệt, làm giảm năng suất tiêu trong khi chi phí sản xuất lại tăng đáng kể.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, bà Hoàng Thị Liên, lạc quan về thị trường hồ tiêu toàn cầu năm 2025 khi sản lượng dự kiến tiếp tục giảm và điều kiện thời tiết cực đoan đã làm giảm năng suất tiêu ở nhiều quốc gia.
Trung Quốc, nước nhập khẩu ít hồ tiêu từ Việt Nam vào năm ngoái, dự kiến sẽ tăng mua ngay khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch chính trong tháng này.
Một số nhà phân tích trong ngành dự đoán giá tiêu Việt Nam có thể tăng 40% đến 50% so với mức hiện tại.
Trong thông điệp năm mới 2025, Giám đốc điều hành IPC, bà Firna Azura Ekaputri Marzuki, cho biết năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều cơ hội lớn hơn.
“IPC vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trên chặng đường phía trước. IPC cần kiên định và đoàn kết để vượt qua những diễn biến phức tạp hiện nay, từ sự bất ổn của giá tiêu, gián đoạn trong logistics, các quy định nghiêm ngặt đối với thương mại hồ tiêu đến biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề khác.
IPC cần đảm bảo vai trò là một nhân tố hiệu quả trong sự phát triển của ngành công nghiệp hồ tiêu toàn cầu," bà nói thêm.
Năm 2024, sản lượng tiêu của Malaysia ước tính đạt khoảng 30.000 tấn, trong đó hơn 95% đến từ bang Sarawak, với Betong vượt qua Kuching để trở thành nhà cung cấp hàng đầu.
Dựa trên giá tiêu do Hội đồng Hồ tiêu Malaysia (MPB) công bố hàng ngày vào ngày 14/2, tiêu đen loại 1 tại Betong có giá 30.000 RM/tấn, trong khi tiêu trắng loại 1 đạt 40.000 RM/tấn.
Hiện nay, tiêu Betong có giá cao nhất trong các vùng của Sarawak, so với tiêu đen loại 1 ở Kuching (27.300 RM/tấn) và tiêu trắng (36.700 RM/tấn).
William S. C. Yii, Giám đốc công ty xuất khẩu tiêu Nguong Aik Kuching Sdn Bhd của Malaysia, cho biết để có nguồn cung, hầu hết các thương nhân sẵn sàng trả mức giá cao hơn – 32.000 RM/tấn cho tiêu đen loại 1 và 42.000 RM/tấn cho tiêu trắng loại 1 từ Betong – do nguồn cung khan hiếm tại các vùng Kuching, Serian và Lundu.
Vùng vành đai từ Sri Aman đến Betong, Bintangor, Sarikei, Julau và Kanowit ở khu vực trung tâm đã gia tăng sản xuất tiêu và trở nên chiếm ưu thế trong các hoạt động thương mại hồ tiêu.
Tiêu đen và tiêu trắng nội địa đạt mức cao nhất mọi thời đại là 30.000 RM và 50.000 RM/tấn vào năm 2016, sau đó bước vào giai đoạn điều chỉnh kéo dài cho đến năm 2022. Giá bắt đầu phục hồi vào năm 2023.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 19/2: Tiêu trong nước vượt mốc 160.000 đồng/kg
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/2/2025: Tuổi Tuất gặp phải mâu thuẫn, tuổi Tỵ làm ăn thuận lợi

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Điểm tin ngân hàng ngày 22/2: Ngân hàng đã bơm gần 600.000 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản
