Giá tiêu hôm nay 27/7: Tiếp tục tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay 26/7: Phục hồi nhanh chóng Giá tiêu hôm nay 25/7: Khu vực Đông Nam Bộ điều chỉnh giảm |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước tiếp tục tăng nhẹ 1.000 đồng/kg. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trung bình trên thị trường nội địa về quanh ngưỡng 149.000 - 150.000 đồng/kg.
Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giữ ổn định ở mức 150.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai cũng được giữ ổn định ở mức 149.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông đi ngang, đạt 150.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, đạt 150.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước đi ngang, đạt 149.000 đồng/kg.
Lưu ý: Các giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh hồ tiêu gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Giá tiêu hôm nay 27/7: Tiếp tục tăng nhẹ |
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 141.392 tấn hồ tiêu các loại với trị giá thu về là 629.9 triệu USD, giảm 7,4% về lượng nhưng tăng hơn 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam với khối lượng đạt 6.813 tấn, trị giá 28 triệu USD, tăng mạnh 46,5% về lượng và tăng tới 90,6% về trị giá.
Còn theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, tính đến hết tháng 5/2024, tổng lượng hồ tiêu nhập khẩu của nước này đạt 12.482 tấn, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, cơ quan Ấn Độ cho biết, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2024 với khối lượng đạt 5.220 tấn, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp cho thị phần hồ tiêu của Việt Nam tại Ấn Độ mở rộng từ 32,5% lên mức 41,8%.
Tiếp đến là Sri Lanka đạt 2.790 tấn, giảm 1,7% và chiếm 22,4% thị phần; Brazil đạt 2.554 tấn, tăng 50,7% và chiếm 20,5%; Indonesia đạt 1.274 tấn, tăng 5,9% và chiếm 10,2%.
Hiện Ấn Độ đang là quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ ba thế giới nhưng cũng đồng thời là nhà nhập khẩu lớn thứ hai toàn cầu đối với mặt hàng gia vị này.
Ấn Độ có cơ chế bảo hộ ngành tiêu trong nước. Do đó, người tiêu dùng nước này chủ yếu dùng tiêu mà họ trồng còn với tiêu nhập khẩu chủ yếu phục vụ mục đích chế biến và tái xuất khẩu.
Tuy nhiên, hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ gặp trở ngại lớn về thuế. Cụ thể, Chính phủ Ấn Độ đang áp thuế nhập khẩu 25% đối với hồ tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Campuchia, và 70% đối với hồ tiêu từ quốc gia như Brazil và Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Thỏa thuận Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), hồ tiêu Sri Lanka chỉ chịu thuế 8% tại Ấn Độ và xuất khẩu dưới 2.500 tấn không chịu bất kì mức thuế nào. Đây được xem là điểm bất lợi của tiêu Việt Nam so với Sri Lanka tại thị trường Ấn Độ.
Giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 26/7 (theo giờ địa phương) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia tiếp tục giảm 0,15%, xuống còn 7.150 USD/tấn, kéo dài chuỗi 4 ngày giảm liên tiếp; giá tiêu trắng Muntok cũng giảm 0,16%, xuống còn 9.103 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giảm mạnh 2,46%, xuống còn 6.950 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia được giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam tiếp tục đi ngang. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam được giữ ổn định ở mức 8.800 USD/tấn.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 27/7: Tiếp tục tăng nhẹ