Giá tiêu hôm nay 2/9: Tăng mạnh, cán mốc 150.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 1/9: Tăng ở các vùng trọng điểm Giá tiêu hôm nay 31/8: Thị trường trong nước tăng mạnh |
Giá tiêu trong nước
Giá hồ tiêu hôm nay ngày 2/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng mạnh 4.500 - 5.000 đồng so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 149.000 -150.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 150.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 150.000 đồng/kg, tăng 4.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg, tăng 3.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 150.000 đồng/kg, tăng 4.500 đồng/kg.
Đây là ngày tăng thứ 3 liên tiếp của thị trường kể cả đang trong kỳ nghỉ Quốc khánh, đưa giá tiêu trong nước cán mốc 150.000 đồng/kg. Tổng kết tuần trước, giá tiêu tăng nhẹ 1.000 - 2.000 tại các địa phương.
Thị trường nội địa tăng 3 ngày qua chủ yếu do lo ngại nguồn cung khan hiếm khi các giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Thời tiết hạn hán kéo dài dẫn đến sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam giảm 10%, xuống khoảng 170.000 tấn so với năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây.
Nhận định về thị trường từ nay đến cuối năm, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, dự báo chu kỳ tăng giá sẽ tiếp tục kéo dài. Bởi nếu vụ mùa hồ tiêu tới, dù có được mùa hơn một chút so với vụ mùa vừa qua, thì cũng không thể bù lại được diện tích hồ tiêu đã mất đi trong thời gian vừa qua và hiện nay vẫn đang tiếp tục mất.
Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng Việt Nam đang ở khúc cuối cùng của tồn kho những năm trước đây. Các doanh nghiệp chia sẻ, họ mua được 10 tấn hồ tiêu thì trong đó có khoảng 3 - 4 tấn hồ tiêu là hàng cũ, đã trữ được từ 2 - 3 năm.
Như vậy, nếu hết hàng trữ thì lượng hồ tiêu sẽ thiếu trầm trọng. Điều đó đồng nghĩa nguồn cung tới đây thiếu là điều gần như chắc chắn. Dự báo chu kỳ tăng giá tiêu tới đây sẽ kéo dài, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết.
Trong khi đó, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam nhận định sức mua của thị trường Trung Quốc chưa có dấu hiệu cải thiện cho đến cuối năm. Tuy nhiên nhu cầu hạt tiêu thế giới ngày càng tăng và khu vực EU vẫn là thị trường tiêu thụ lớn đối với hạt tiêu Việt Nam. Ngoài ra, năng lực chế biến hồ tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, có thể đạt 140.000 tấn/năm là cơ hội giúp ngành tiêu Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
Về giá tiêu tuần tới, chuyên gia kỳ vọng đà tăng sẽ tiếp tục. Còn một hai ngày nữa là kỳ nghỉ lễ Quốc khánh sẽ kết thúc, lực mua dự báo sẽ trở lại, giúp giá tiêu vững ở mức cao.
Quy mô của thị trường hạt tiêu toàn cầu có giá trị khoảng 5,4 tỷ USD, được dự báo tăng trưởng trung bình 20% trong giai đoạn 2024 - 2032. Hiện sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm 40% và xuất khẩu chiếm tới 60% thị phần trên thế giới.
Giá tiêu thế giới
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia giữ ở mức đạt 7.529 USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok giữ ở mức 8.865 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ở mức 6.450 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia tiếp tục đứng vững ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.100 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Nhiều nước sản xuất lớn cũng được dự báo sụt giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino lẫn suy giảm diện tích canh tác.
Nền giá cao hiện tại đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư, chăm sóc hồ tiêu cho vụ mới, thậm chí mở rộng diện tích. Tuy vậy, kết quả của việc mở rộng diện tích cũng còn phải chờ 3-4 năm sau mới cho kết quả được.
Theo các chuyên gia, hiện đang là những tháng mùa mưa, nên nhiều đối tượng gây hại cho cây hồ tiêu. Một trong số đó gây ra bệnh chết nhanh. Bệnh do một loài nấm sống dưới đất, thích nước: Phytophthora sp (P.capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi), gây ra nên bệnh chỉ xuất hiện và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối vụ, khoảng đầu mùa khô từ tháng 12 đến tháng 1, tiêu chết hàng loạt.
Thông thường Phytophthora tấn công kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công nên tiêu càng chết nhanh. Nấm có thể xâm nhập vào hầu hết các bộ phận của cây hồ tiêu như lá, rễ, thân, cành… nhất là những bộ phận nằm trên và gần mặt đất.
Do vậy thời điểm này chuyên gia khuyến cáo bà con cần chú ý các biện pháp sau: Mật độ trồng cây vừa phải, không trồng dày đặc, nên tỉa sát mặt đất (khoảng 20-30cm), có thể quét dung dịch Bordeaux 10% và vôi cho đến khi thân tiêu sát mặt đất để hạn chế sâu bệnh xâm nhập của mầm bệnh.
Để hạn chế bệnh chết nhanh, cần hạ mực nước ngầm càng sâu càng tốt, cách mặt đất ít nhất 60 cm. Triệt để không để đọng nước. Trung bình cứ hai hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát thuỷ vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước.
Ngoài ra bón phân đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, đồng thời chú ý bổ sung thêm magie và vôi. Phân hữu cơ đã hoai mục cũng rất tốt cho cây tiêu vì ngoài việc cung cấp thêm vi lượng cho cây, chúng còn chứa các vi sinh vật chống lại mầm bệnh và tuyến trùng.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 2/9: Tăng mạnh, cán mốc 150.000 đồng/kg