Giá tiêu hôm nay 31/10: Thị trường lặng sóng
Giá tiêu hôm nay 30/10: Tăng mạnh trở lại sau chuỗi ngày lao dốc Giá tiêu hôm nay 29/10: Giảm nhẹ tại khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay ngày 31/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 143.000 -144.500 đồng/kg; giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk.
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 144.500 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 143.000 đồng/kg, chững lại so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 144.500 đồng/kg, không có thay đổi so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay không có biến động so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 143.000 đồng/kg, duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 144.000 đồng/kg cũng chững lại theo xu thế chung so với ngày hôm qua.
Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay ở các vùng trọng điểm ổn định so với ngày hôm qua, ghi nhận mức giá cao nhất là 144.500 đồng, thấp nhất là 143.000 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.680USD/tấn, tăng 0,18% so với ngày hôm qua, giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.144 USD/tấn, tăng 0,17% so với ngày hôm qua.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.400 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.000 USD/tấn.
Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam ổn định giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 8.140 tấn hồ tiêu, tương ứng trị giá 40,6 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và 37,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Indonesia đứng đầu về cung cấp hồ tiêu cho Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm với khối lượng đạt 4.617 tấn, tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 56,7% dung lượng nhập khẩu của thị trường.
Việt Nam đứng ở vị trí hai với khối lượng cung cấp là 2.520 tấn, tăng 3,2% và chiếm 31% thị phần.
Tuy nhiên, số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc chủ yếu là lượng hồ tiêu nhập khẩu chính ngạch. Còn theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm (bao gồm chính ngạch và tiểu ngạch) đạt 8.905 tấn, giảm mạnh 84,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, Trung Quốc đã từ vị trí thứ nhất rơi xuống vị trí thứ 5 về thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam. Thị phần của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu hồ tiêu của nước ta theo đó cũng giảm từ 27,2% xuống chỉ còn 4,4%.
Về giá giao dịch, trong 9 tháng đầu năm nay, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia vào Trung Quốc đạt bình quân 4.747 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá tiêu của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc lên đến 4.825 USD/tấn, tăng 25,1%.
Theo IPC, sản lượng tiêu của Trung Quốc biến động theo xu hướng ổn định từ năm 2014 đến 2023. Đạt 27.000 tấn vào năm 2023, phần lớn là tiêu trắng tại tỉnh Hải Nam - tỉnh sản xuất tiêu lớn nhất Trung Quốc. Con số này dự kiến ổn định và không thay đổi trong năm 2024.
Là quốc gia tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 2,457 tấn hàng năm từ năm 2014 – 2023.
Giá xuất khẩu tiêu trắng Trung Quốc dao động xu hướng tăng trong 3 năm qua. Tính đến tháng 9/2024, giá xuất khẩu tiêu Trắng trung bình đạt 7.690 USD/tấn tương đương tăng 31% so với cùng kì năm 2023.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 31/10: Thị trường lặng sóng