Giá tiêu hôm nay 5/12: Lao dốc theo giá cà phê
Giá tiêu hôm nay 4/12: Giá tiêu bất trong nước bất ngờ giảm Giá tiêu hôm nay 3/12: Tồn kho tiếp tục giảm, nguồn cung trở nên khan hiếm |
Giá tiêu trong nước
Khảo sát cho thấy, giá tiêu hôm nay lao dốc theo giá cà phê, với mức giảm 500 – 2.000 đồng/kg ở các địa phương trọng điểm, xuống chỉ còn 140.000 – 140.500 đồng/kg.
Cụ thể, thương lái tại tỉnh Gia Lai đang thu mua hồ tiêu ở mức thấp nhất là 140.-000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Theo đó, giá tiêu trong hôm nay ngày 5/12/2024, tỉnh Gia Lai giảm 500 đồng/kg; Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk cùng giảm 1.000 đồng/kg; Đắk Nông giảm 1.500 đồng/kg, riêng Bình Phước giảm sâu nhất ở mức 2.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu ở Gia Lai và Bình Phước cùng ở mức 140.000 đồng/kg; giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu Đắk Lắk và Đắk Nông cùng ở mức 141.000 đồng/kg. Trung bình giá tiêu ngày hôm nay 5/12/2024 ở mức 140.600 đồng/kg, giảm mạnh 1.200 đồng/kg.
Từ đầu tuần đến nay, ghi nhận giá tiêu giảm sâu, tuy nhiên, với lượng tồn kho thấp và nhu cầu xuất khẩu cao, giá tiêu được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian tới. Nông dân và doanh nghiệp cần chủ động thích nghi với các biến động thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Theo nhận định, nguyên nhân giá tiêu trong nước giảm là do tác động từ nhiều yếu tố như giá cà phê giảm mạnh đã kéo theo giá tiêu đi xuống do mối liên hệ giữa hai ngành hàng nông sản; Nguồn cung tăng cục bộ: Một số đại lý và nông dân bán tháo hàng tồn kho trước cuối năm, gây áp lực giảm giá; Biến đổi khí hậu: Điều kiện thời tiết không thuận lợi tại một số vùng trồng tiêu đã ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng, khiến thị trường trở nên bất ổn.
Giá tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều giảm mạnh, đặc biệt tại Gia Lai và Đắk Lắk với mức giảm sâu nhất là 5.000 đồng/kg. Mặc dù giá tiêu giảm, nhu cầu xuất khẩu tiêu vẫn ở mức cao, đặc biệt từ các thị trường Mỹ và EU.
Ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó phải kể đến là sự biến đổi khí hậu, bị thu hẹp diện tích, chi phí đầu tư vào tưới tiêu và phòng ngừa dịch bệnh để duy trì năng suất... gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh. Hiện nay, cả nước có hơn 115.000 ha hồ tiêu và cây gia vị, tập trung phần lớn ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây nguyên với hơn 75.300 ha.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hồ tiêu đang bước vào chu kỳ tăng giá do nguồn cung trở nên thắt chặt. Hiện tại, lượng hàng chủ yếu nằm trong tay một số ít đại lý và các công ty xuất nhập khẩu. Điều này có thể dẫn đến những biến động đáng kể trên thị trường trong thời gian tới.
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong hai tháng cuối năm 2024, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 50.000 tấn hồ tiêu, thu về khoảng 300 triệu USD. Hướng tới năm 2025, ngành hồ tiêu và gia vị sẽ tập trung hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm. Đây là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và nâng cao vị thế của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Biến động giá tiêu trong thời gian gần đây cho thấy sự phức tạp và nhiều thách thức mà ngành hồ tiêu Việt Nam đang phải đối mặt. Để thích nghi với những thay đổi của thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, ngành hàng này cần có những giải pháp toàn diện, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm đến việc đa dạng hóa thị trường và xây dựng thương hiệu.
Giá tiêu thế giới
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, thị trường cơ bản ổn định so với lần cập nhật trước, riêng thị trường Indonesia biến động nhẹ.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.679 USD/tấn; tăng 0,78 %; giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.115 USD/tấn, giảm nhẹ 0,31%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ổn định ở mức 6.150 USD/tấn; Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.300 USD/tấn, giảm 1,2%; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.500 USD/tấn.
Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam ổn định ở mức 6.200 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l giữ mức 6.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.400 USD/tấn, không thay đổi.
Theo báo cáo mới nhất của Ptexim, nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường như Mỹ, EU, Châu Á và Trung Đông đã đẩy giá tiêu nội địa Việt Nam tăng 6% vào tuần trước.
Ngoài ra, trong tháng 11, do lo ngại giá tiêu có thể tiếp tục giảm, nhiều đại lý và công ty xuất khẩu đã bán một phần lớn lượng lớn hàng tồn kho để tạo dòng tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh cà phê .
Tuy nhiên, giao dịch cà phê diễn ra rất chậm chạp do vụ thu hoạch bị trì hoãn, và việc thu mua nguyên liệu gặp khó khăn vì nông dân đang tích cực trữ hàng. Do đó, nhiều đại lý buộc phải chuyển vốn sang mua tiêu để lưu kho. Điều này dẫn đến thị trường tiêu nội địa trở nên rất sôi động với nhu cầu mạnh và giá tăng hàng ngày.
Trong khi đó, nhiều nông dân sau khi bán cà phê đã ngay lập tức chuyển dòng tiền sang mua tiêu để tích trữ, vì tiêu có thể bảo quản lâu hơn cà phê và giá tiêu vẫn ở mức hấp dẫn cho đầu cơ, đặc biệt khi thị trường tiêu được dự báo sẽ bước vào chu kỳ tăng giá trong 2-3 năm tới.
Theo Ptexim, với khối lượng xuất khẩu đạt khoảng 237.000 tấn trong 11 tháng đầu năm, trong khi sản lượng vụ thu hoạch năm 2024 dự kiến giảm, lượng tồn kho được dự báo ở mức thấp nhất trong 6-8 năm qua. Hiện tại, tồn kho tiếp tục giảm mạnh, khiến nguồn cung tiêu trên thị trường trở nên khan hiếm.
Vụ thu hoạch năm 2025 chắc chắn sẽ bị chậm lại ít nhất từ 1,5 đến 2 tháng, dự kiến bắt đầu vào tháng 2/2025 do biến đổi khí hậu, điều này đồng nghĩa với việc áp lực về nguồn cung tiêu thô trong 3 tháng tới sẽ rất căng thẳng.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 5/12: Lao dốc theo giá cà phê