Giá vàng hôm nay 4/10: Vàng thế giới chịu sức ép khi đồng USD mạnh lên
Giá vàng hôm nay 3/10: Giá vàng trong nước biến động trái chiều Giá vàng hôm nay 2/10: Vàng thế giới có xu hướng tăng |
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước rạng sáng nay ổn định và giao dịch quanh ngưỡng 69 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu đang niêm yết cụ thể như sau.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 68,25– 68,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 68,25 – 68,92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội niêm yết ở mức 68,15 triệu đồng/lượng mua vào và 69,05 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào mức tương tự nhưng bán ra thấp hơn 50.000 đồng so với khu vực Hà Nội.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,50 – 68,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 68,2 triệu đồng/lượng và bán ra mức 68,92 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC không đổi.
Vàng miếng Phú Quý SJC đang được mua vào mức 68,25 triệu đồng/lượng và bán ra mức 69 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với rạng sáng qua.
Giá vàng PNJ niêm yết ở mức 68,3 triệu đồng/lượng mua vào và 69 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 200.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán so với rạng sáng qua.
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới tiếp đà giảm nhẹ với vàng giao ngay giảm 5,3 USD xuống mức 1.823,1 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.839,5 USD/ounce, giảm 5,1 USD so với rạng sáng qua.
Đồng USD mạnh và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên ở mức cao nhất trong 16 năm đã đẩy giá vàng tương lai xuống mức thấp nhất trong 10 tháng trong phiên giao dịch rạng sáng nay (giờ Việt Nam).
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết: Báo cáo JOLTS đã gây bất ngờ cho thị trường bởi nó làm tăng triển vọng về việc tăng lãi suất, nhưng cũng làm giảm kỳ vọng về sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, tạo áp lực lên kim loại quý.
Theo đó, vàng thường được xem là một công cụ bảo vệ chống lại lạm phát và không ổn định kinh tế. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn được định giá bằng đô la không mang lại lãi suất.
Trước đó, giá vàng tăng mạnh trong phiên giao dịch sau khi đồng đô la Mỹ suy yếu mạnh so với đồng yên, chỉ sau khi tăng nhanh trên mốc 150, đây là lần đầu tiên yen tăng kể từ tháng 10 năm 2022, điều này báo hiệu về khả năng can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Moya chia sẻ thêm: Nếu Ngân hàng Nhật Bản can thiệp, nó có thể làm suy yếu đồng đô la trong ngắn hạn và cung cấp một số hỗ trợ cho kim loại quý.
Hiện, mọi sự chú ý của thị trường đang tập trung vào dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của tháng 9 sẽ được công bố vào thứ Sáu theo giờ Mỹ.
Ở thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 21,20 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,7% xuống mức 871,40 USD. Palladium, một kim loại quý chủ yếu được sử dụng trong sản xuất ô tô, đã giảm 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2018.
Nguồn: Giá vàng hôm nay 4/10: Vàng thế giới chịu sức ép khi đồng USD mạnh lên