Giá xăng dầu hôm nay 19/6: Thị trường dầu thô trên đà lao dốc
Giá xăng dầu hôm nay 18/6: Dầu thô lao dốc mạnh Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Áp lực nguồn cung hạ nhiệt, dầu thô giảm mạnh |
Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 13/6 với xu hướng giảm mạnh khi lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu giảm. Không chỉ ở tại Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà ở hầu hết các nền kinh tế khi các dữ liệu thống kê đều cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm tốc. Lạm phát leo thang, làn sóng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ đang tạo áp lực lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 116,27 USD/thùng, giảm 1,85 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 119,63 USD/thùng, giảm 2,38 USD/thùng trong phiên.
Đà giảm của giá dầu tiếp tục duy trì trong phiên giao dịch sau đo khi đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất 20 năm nhờ kỳ vọng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất sau khi lạm phát Mỹ tiếp tục leo đỉnh. Và khi lo ngại về một cuộc suy thoái đến sớm hơn dự báo được dấy lên, giá dầu thô ngày 15/6 đã lao dốc mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 115,62 USD/thùng, giảm 0,64 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 14/6, giá dầu WTI giao tháng 8/2022 đã giảm tới 2,31 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 120,58 USD/thùng, giảm 0,59 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 1,32 USD so với cùng thời điểm ngày 14/6.
Lạm phát Mỹ được ghi nhận ở mức cao nhất 40 năm, ở mức 8,6%, trong tháng 5/2022. Theo giới phân tích, dữ liệu này sẽ thúc đẩy Fed mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất với mức dự kiến là 0,5 điểm phần trăm sau cuộc họp chính sách ngày 15/6 (theo giờ địa phương). Quyết định này của Fed nếu được thực hiện liệu có “hạ nhiệt” lạm phát được hay không thì vẫn cần thời gian nhưng có một điều chắc chắn, nó sẽ làm tăng đáng kể các khoản chi phí hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp, qua đó có thể khiến giá cả hàng hoá leo thang, tạo áp lực chi phí tiêu dùng đối với người dân.
Nhưng không chỉ tại Mỹ, ở châu Âu, làn sóng lạm phát gia tăng cũng đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều quốc gia.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát leo thang là do giá năng lượng và giá lương thực đang tăng cao, đạt mức cao kỷ lục nhiều năm.
Nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc cũng được dự báo sẽ suy giảm khi mà nhiều biện pháp phòng chống dịch đã được tái áp dụng tại nhiều khu vực ở Bắc Kinh, Thượng Hải.
Những dự báo lạc quan của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra ngày 15/6 và đồng USD suy yếu đã hỗ trợ giá dầu đi lên. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ duy trì được trong ngắn hạn khi nó nhanh chóng bị lấn át bởi một loạt các yếu tố rủi ro về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất và dịch bệnh.
Những dữ liệu tích cực về hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc trong tháng 5/2022 cũng phần nào hỗ trợ giá dầu đi lên. Cụ thể, theo dữ liệu vừa được công bố, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 0,7% trong tháng 5/2022, tốt hơn kỳ vọng của thị trường. Chỉ số này trong tháng 4/2022 là giảm 2,9%.
Tuy nhiên, đà phục hồi của giá dầu cũng nhanh chóng bị chặn lại khi áp lực nguồn cung hạ nhiệt. ản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, đạt mức 12 triệu thùng/ngày vào tuần trước. Tồn kho dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng được ghi nhận tăng.
Quyết định tăng lãi suất của Fed được cho sẽ là điểm “nổ” tạo ra làn sóng tăng lãi suất ở các nền kinh tế, qua đó tạo tâm lý tiêu cực đối với nhà đầu tư, làm gia tăng áp lực có thể khiến dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu đến sớm hơn. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ bị tác động tiêu cực.
Theo giới chuyên gia, việc tăng lãi suất chưa chắc có thể “hạ nhiệt” được lạm phát nhưng chắc chắn nó sẽ tác động rất mạnh đến mặt bằng giá cả hàng hoá, chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Thực tế là trong phát biểu sau cuộc họp chính sách ngày 15/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã thực hiện lạm phát đang khó kiểm soát hơn.
Áp lực tăng trưởng gia tăng, nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn sẽ làm giảm các nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô.
Ở diễn biến khác, áp lực nguồn cung ở châu Á hạ nhiệt khi Nga đang dịch chuyển dòng chảy năng lượng sang Trung Quốc, Ấn Độ, những quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới.
Nhu cầu dầu từ Trung Quốc được dự báo sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi vụ cháy ở tổ hợp công nghiệp hóa dầu lớn của Tập đoàn hóa chất và dầu khí quốc doanh khổng lồ Sinopec của Trung Quốc. Tổ hợp công nghiệp này được đặt tại quận Kim Sơn, thành phố Thượng Hải.
Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 19/6 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 108,55 USD/thùng, giảm 6,37 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 113,56 USD/thùng, giảm 6,25 USD/thùng trong phiên.
Tại thị trường trong nước, ngày 13/6, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho các mặt hàng xăng dầu trong nước.
Cụ thể, sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.117 đồng/lít, tăng 882 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 32.375 đồng/lít, tăng 797 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 29.020 đồng/lít, ttăng 2.626 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 27.839 đồng/lít, tăng 2.493 đồng/lít.
Riêng giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.357 đồng/kg, giảm 544 đồng/kg.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 19/6: Thị trường dầu thô trên đà lao dốc