Giá xăng dầu hôm nay 4/3: Dầu Brent lên sát mức 86 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay (3-3): Kéo dài đà tăng Giá xăng dầu hôm nay 2/3: Dầu Brent tiến mức 84 USD/thùng |
Giá dầu thế giới
Giá dầu phục hồi sau đợt bán tháo ngắn và kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần với mức tăng hơn 1 USD. Giá dầu leo dốc nhờ sự lạc quan mới về nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc.
Giá dầu Brent giao tháng 5 tăng 1,08 USD, tương đương 1,3%, lên mức 85,83 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,52 USD, tương đương 1,9%, lên mức 79,68 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu chuẩn này đều đã kết thúc giao dịch ở mức cao nhất kể từ ngày 13-2.
Giá dầu bắt đầu phiên giao dịch ngày 3-3 tương đối ổn định do lo ngại lạm phát và hàng tồn kho gia tăng ở Mỹ cùng sự lạc quan về nền kinh tế đang phục hồi ở Trung Quốc. Nhưng sau đó, tin đồn lan truyền về việc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tổ chức các cuộc tranh luận nội bộ về việc rời khỏi OPEC và bơm thêm dầu đã đẩy giá dầu Brent và WTI đảo chiều, giảm mạnh hơn 2 USD. Sau đó, giá dầu đã lấy lại được đà tăng khi có nguồn tin rằng thông tin nói trên là "xa sự thật".
Với 4 phiên tăng liên tiếp, giá dầu Brent và WTI đã ghi nhận mức tăng phần trăm hằng tuần lớn thứ ba trong năm nay do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc mang lại hy vọng về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ.
Giá xăng dầu hôm nay 4/3 ghi nhận giá xăng dầu liên tục tăng tốc với sự lạc quan về nhu cầu dầu của Trung Quốc. Giá dầu Brent sát mức 86 USD/thùng, dầu WTI suýt chạm mức 80 USD/thùng. |
Nhà phân tích Matt Smith của Kpler nhận xét, giá dầu thô đã giảm mạnh do có tin đồn về việc UAE rời OPEC+ trước khi đảo chiều mạnh và tăng vọt khi tin đồn này gây tranh cãi, và thay vào đó, dầu thô đã “nhảy” vào đợt tăng giá đầy rủi ro.
Theo Reuters, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 2 đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng và hoạt động sản xuất tại đây cũng tăng trưởng. Nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng này.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, đang nhắm tới mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6%.
Theo nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS, giá dầu đã tăng bất chấp dự trữ dầu của Mỹ tăng tuần thứ 10 liên tiếp cùng xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục.
Đồng USD suy yếu cũng là một nhân tố hỗ trợ giá dầu leo dốc. Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự đoán đồng USD sẽ chịu áp lực trong 12 tháng tới.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn gửi tín hiệu diều hâu. Thành viên Hội đồng quản trị ECB Pierre Wunsch nói rằng lãi suất cơ bản của họ có thể tăng cao tới 4% nếu lạm phát vẫn ở mức cao.
Thêm vào đó, nhiều nhà phân tích vẫn tin tưởng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thay vì 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách tới.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 4/3được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/3 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 121 đồng/lít, xuống 22.421 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 118 đồng/lít, xuống 23.325 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 551 đồng/lít còn 20.255 đồng/lít; dầu hỏa giảm 372 đồng/lít còn 20.474 đồng/lít.Riêng dầu mazut tăng 304 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành, hiện giá dầu mazut là 14.555 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, Liên bộ không chi từ Quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng, dầu. Thay vào đó, mức trích từ Quỹ bình ổn với xăng RON 95-III tăng từ 0 đồng lên 200 đồng một lít; E5 RON 92 tăng lên 250 đồng một lít so với kỳ điều hành ngày 21/2.
Mức trích quỹ với dầu diesel giảm 100 đồng so với kỳ điều hành trước, về còn 500 đồng. Dầu hoả có mức trích lập vào quỹ là 300 đồng một lít, tăng 100 đồng. Riêng mức trích lập với dầu mazut vẫn duy trì 0 đồng mỗi kg như phiên điều hành trước.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 4/3: Dầu Brent lên sát mức 86 USD/thùng