Hà Nội: 22°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 21°C
Hải Phòng: 24°C

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng "0" các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, sớm chuyển đổi mô hình sản xuất để xanh hóa ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp Nỗ lực triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, ngành Xây dựng hiện đang đóng góp vào phát thải khí nhà kính quốc gia từ hai nguồn chính. Thứ nhất là nguồn phát thải khí nhà kính thông qua các phản ứng hóa học từ quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng (phần lớn là từ sản xuất ximăng, khí nhà kính phát thải trong quá trình nung clinker). Nguồn thứ hai từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hoá thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại thuộc nhóm phát thải năng lượng. Thực tế cho thấy hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, ximăng sử dụng một lượng lớn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, đất sét.

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng
Hoạt động sản xuất ximăng chiếm 90% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, việc phát thải từ quá trình sử dụng điện lưới cho các hoạt động sản xuất, thương mại cũng đã được tính đến trong hệ thống kiểm kê quốc gia, thuộc nhóm sản xuất năng lượng và được xem là phát thải gián tiếp. Ngoài ra, ngành Xây dựng còn có các nguồn phát thải khi tính đến chuỗi giá trị hay cácbon như sử dụng vật liệu xây dựng trong các toà nhà, công trình; phát thải rò rỉ khi sử dụng máy lạnh, phát thải khi sử dụng dịch vụ vận chuyển…

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho nhóm ngành vật liệu xây dựng ưu tiên. Kết quả kiểm kê do cơ quan này thực hiện từ năm 2014 đến nay cho thấy tổng phát thải khí nhà kính đối với sản xuất vật liệu xây dựng năm 2014 là 59,91 triệu tấn CO2 tương đương và năm 2022 là 101,89 triệu tấn. Trong đó, nguồn phát thải lớn nhất là từ hoạt động sản xuất ximăng chiếm gần 80% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng năm 2014; đến năm 2022, tỷ trọng phát thải tăng lên khoảng 90%.

Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm sản xuất xi măng là cao nhất. Cụ thể trong năm 2014, hoạt động sản xuất ximăng phát thải 47,64 triệu tấn CO2 tương đương; đến năm 2022, lượng phát thải tăng lên 91,93 triệu tấn. Trong khi đó, sản xuất gạch xây nung có tỷ lệ phát thải năm 2014 là 5,73 triệu tấn CO2 tương đương và 4,22 triệu tấn CO2 tương đương, năm 2022; sản xuất vôi công nghiệp năm 2014 có lượng phát thải 4,1 triệu tấn CO2 tương đương và 2,9 triệu tấn CO2 tương đương, năm 2022.

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng
Để giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất.

Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trong đó có 50 cơ sở sản xuất xi măng đã được ghi nhận là đơn vị đầu tiên phải thực hiện nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính và đến năm 2026 bắt đầu xây dựng, triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để đáp ứng hạn ngạch phát thải trước khi được phép tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Theo rà soát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm nay sẽ trình Chính phủ bản cập nhật Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, trong đó đã bổ sung một số cơ sở sản xuất gạch, kính xây dựng vào danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, văn bản dự kiến ban hành đầu năm 2024.

Để giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng, ngành công nghiệp nói chung thì cần có các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất để xanh hóa ngành công nghiệp sản xuất VLXD, xanh hóa ngành công nghiệp xây dựng góp phần xanh hóa nền kinh tế và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030 của Bộ Xây đã đưa ra các nhiệm vụ ưu tiên về kiểm kê khí nhà kính, thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính…

Với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế và tư vấn trong nước, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và MRV giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối sản xuất vật liệu xây dựng, dự kiến sắp ban hành. Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng Kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP và dự kiến Văn bản sẽ ban hành vào năm 2024.

Nguồn:Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng

Đức Minh
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương sẽ là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp phụ trách quản lý lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…

Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank

Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
Giải pháp OSB ra mắt tiếp tục đánh dấu nỗ lực của Agribank trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của hoạt động ngân hàng, đồng thời khẳng định sự hợp tác tin cậy, vững bền giữa Agribank và VNPAY từ năm 2007.

Arsenal sắp chia tay nhân vật quan trọng bậc nhất

Arsenal sắp chia tay nhân vật quan trọng bậc nhất
HLV Mikel Arteta sắp mất một cộng sự đắc lực khi Giám đốc thể thao Arsenal Edu Gaspar đã lên kế hoạch chia tay sân Emirates.

Kỳ Duyên gặp bất lợi tại Miss Universe 2024

Kỳ Duyên gặp bất lợi tại Miss Universe 2024
Rất nhiều người hâm mộ tại quê nhà đang ngóng chờ những màn thể hiện và sự bứt phá của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024.

Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững

Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.