Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 34°C
Quảng Ninh: 24°C
Hải Phòng: 22°C

Hà Nội giao đất triển khai nhiều dự án hạ tầng, công viên

UBND TP. Hà Nội quyết định giao đất tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì và quận Long Biên để triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, công viên. Các dự án này nhằm thúc đẩy phát triển đô thị, cải thiện điều kiện hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng không gian công cộng phục vụ người dân.

Cụ thể, UBND TP.Hà Nội giao UBND huyện Đông Anh 14.794,4m2 tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại điểm X5, thôn Bắc để đấu giá quyền sử dụng đất. UBND huyện Đông Anh sẽ liên hệ với Sở Nông nghiệp và Môi trường, nhận bàn giao đất trên thực địa; tổ chức thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư được phê duyệt đảm bảo quy hoạch tổng thể, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu vực.

Ngoài ra, Thành phố tiếp tục giao 17.891,1m2 đất tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh. Trong đó, có 12.832m2 đất thực hiện xây dựng Trường tiểu học thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung; 5.059,1m2 là đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật khớp nối.

UBND huyện Đông Anh chịu trách nhiệm về nguồn gốc, việc sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng; hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định; sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới, diện tích được giao; thực hiện dự án đầu tư, nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo đúng quy định về quản lý công sản…

Tại huyện Thanh Trì, UBND thành phố giao 5.244,13m2 đất tại xã Tam Hiệp để cải tạo, mở rộng và chỉnh trang khuôn viên nghĩa trang nhân dân thôn Huỳnh Cung. Dự án đã được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và nằm trong quy hoạch mở rộng quỹ đất nghĩa trang phục vụ nhu cầu an táng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, theo Quyết định số 1765/QĐ-UBND, thành phố giao 7.903m2 đất tại xã Hữu Hòa cho UBND huyện Thanh Trì để nâng cấp Trường THCS Hữu Hòa. Dự án này hướng tới cải thiện cơ sở vật chất giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng dân số và phát triển đô thị tại khu vực.

Tại quận Long Biên, UBND TP.Hà Nội giao 70.574,2m2 đất tại phường Ngọc Thụy và phường Thượng Thanh cho UBND quận Long Biên để triển khai dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa tại ô quy hoạch A.3/CXKO. Việc xây dựng công viên và hồ điều hòa không chỉ giúp cải thiện cảnh quan đô thị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, tạo không gian sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho người dân khu vực phía Đông Bắc thành phố. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Phương thức giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Hà Nội giao đất triển khai nhiều dự án hạ tầng, công viên
UBND TP. Hà Nội quyết định giao đất tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì và quận Long Biên để triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, công viên (Ảnh minh họa).

UBND các quận, huyện được giao đất có trách nhiệm liên hệ với Sở Nông nghiệp và Môi trường để nhận bàn giao đất trên thực địa, tổ chức triển khai các dự án theo đúng quy hoạch, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và đúng mục đích. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.

Năm 2025, TP.Hà Nội xác định các nhóm nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện bao gồm: tài chính công, đầu tư công; quản lý đất đai và các dự án có sử dụng đất; quản lý tài sản công; các nhiệm vụ khác.

Đối với tài chính công, đầu tư công, Sở Tài chính tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc đối với 109 dự án đầu tư công khó khăn, chậm tiến độ, trong đó đặc biệt tập trung đối với các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, thực hiện năm 2025. Rà soát, xử lý tháo gỡ thực hiện dứt điểm đối với Dự án BT đang triển khai dở dang, đảm bảo chặt chẽ thủ tục, sớm kết thúc dự án thực hiện năm 2025.

Thực hiện đánh giá tổng thể về đầu tư công giai đoạn 2021-2025; xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 theo tinh thần phải tập trung hoàn thành dứt điểm Dự án chậm tiến độ, khó khăn, vướng mắc; rút ngắn thời gian thực hiện đối với dự án mới phê duyệt, chỉ đầu tư mới các dự án thực sự cấp bách để ưu tiên dự án trọng điểm, tạo không gian kết nối phát triển như: đường sắt đô thị; các cầu qua sông; đường vành đai 4; các tuyến đường vành đai, trục đường xuyên tâm, các dự án về xử lý môi trường.

UBND TP.Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổng hợp, cập nhật dự án có sử dụng đất chậm triển khai thực hiện trong quý I, II/2025.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành phân loại về quá trình hình thành, triển khai thực hiện đối với từng dự án; thực hiện đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp xử lý cụ thể theo từng nhóm đã phân loại, trước mắt tập trung vào 712 dự án và 117 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai do UBND cấp huyện đề xuất kiến nghị xử lý, thực hiện trong quý II, III/2025.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tập trung triển khai, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố, thực hiện trong năm 2025. UBND TP.Hà Nội giao các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch này bao gồm cả nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện năm 2025./.

Nguồn: Hà Nội giao đất triển khai nhiều dự án hạ tầng, công viên

Ngọc Ánh
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kinh tế xanh: Khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm từ rong biển

Kinh tế xanh: Khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm từ rong biển
Rong biển là một trong những nguồn lợi thuỷ sản mang lại nguồn thu ổn định cho người dân tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc khai thác, chế biến sâu rong biển tại Quảng Nam hiện nay chưa được đẩy mạnh, và chưa phát huy được hết tiềm năng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP
Để giải bài toán giúp người nông dân phát triển kinh tế, cùng với các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Theo đó, việc phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với phát triển và xây dựng NTM.

Đắk Lắk: Động lực mới cho sự phát triển

Đắk Lắk: Động lực mới cho sự phát triển
Năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu hút đầu tư, tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh. Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh khung giá.

Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024

Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
SHB được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất; Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 31.500 tỷ đồng trong năm 2025; Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Agribank; VPBank điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm từ tháng 4/2025…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật