Hà Nội siết chặt quản lý, bảo vệ hệ thống ao hồ trên địa bàn
Quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Giải pháp quan trọng trong bảo vệ môi trường Tin mới về việc thu phí bảo vệ môi trường với khí thải |
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố. Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được ban hành nhằm siết chặt quản lý, công khai để người dân thực hiện, tránh tình trạng quy định không rõ ràng, khó xử lý vi phạm.
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục có 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố. Các địa phương công khai danh sách ao, hồ được bảo vệ để người dân thực hiện và giám sát, tránh tình trạng quy định không rõ ràng, khó xử lý vi phạm.
Theo đó, trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế đồ án với Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt và các giải pháp hoàn trả (nếu có); tổng hợp báo cáo UBND TP xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.
Hà Nội phê duyệt danh mục hơn 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp. (Ảnh minh họa) |
UBND các quận, huyện, thị xã, TP thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến UBND các xã, phường, thị trấn, tổ dân phố và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý danh mục hồ, ao đầm không được san lấp trên địa bàn để biết và triển khai thực hiện. Các đơn vị kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo thống nhất; kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.
Theo danh mục được phê duyệt, các quận có số lượng hồ ít như: Quận Hoàn Kiếm 1, Hai Bà Trưng 9, Ba Đình 11, Thanh Xuân 9, Đống Đa 15, Tây Hồ 18, Cầu Giấy 29... Các huyện có số lượng hồ, ao, đầm lớn như: Thanh Oai 275, Quốc Oai 276, Thường Tín 239, Đan Phượng 210, Phú Xuyên 201, Mê Linh 181, Phúc Thọ 178, Hoài Đức 126, Thạch Thất 151…
Hà Nội lâu nay có không ít ao, hồ bị xâm hại với nhiều hình thức, dẫn tới ao, hồ bị thu hẹp diện tích, ô nhiễm môi trường, thậm chí là bị trục lợi bất hợp pháp, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Phổ biến việc lấn chiếm áo hồ ở nhiều nơi như: Người dân vô tư xả rác, vật liệu xây dựng xuống ao, hồ. Có nơi thì bị đổ đất cơi nới xây dựng công trình. Có nơi đất ao hồ công cộng nhưng bị cá nhân chiếm giữ hoặc thuê lại không đúng mục đích sử dụng. Đặc biệt, còn có trường hợp nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh quy hoạch, lấp ao hồ để xây dựng các tòa nhà cao tầng.
Nay UBND TP Hà Nội công khai ban hành danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp nhằm siết chặt quản lý, để người dân thực hiện và giám sát, tránh tình trạng quy định không rõ ràng, khó xử lý vi phạm.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
UBND TP Hà Nội đề nghị cộng đồng dân cư không được tự ý san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, đầm và cần sử dụng không đúng mục đích.
Nguồn: Hà Nội siết chặt quản lý, bảo vệ hệ thống ao hồ trên địa bàn