Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 27°C

Hà Nội: Thùng rác công nghệ góp phần xây dựng một thành phố xanh

Hơn ba năm triển khai thí điểm dự án thùng rác công nghệ trên các tuyến phố ở Hà Nội, hàng nghìn thùng đựng rác đã được lắp đặt. Cùng với thời gian, các thùng rác công nghệ đã dần phát huy tác dụng, dần thay đổi ý thức, tính tự giác của người dân Thủ đô.

Ý thức dần được hình thành

Lâu nay, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn là vấn đề nhức nhối và trở thành vấn nạn của Hà Nội. Những thói quen cố hữu, nhận thức chưa đúng đắn vẫn “vô tư” vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Uống xong một cốc nước, hút xong điếu thuốc, vỏ đồ ăn nhanh...vứt bỏ ngay xuống vỉa hè, lòng đường.

Với tâm lý “sạch nhà hơn bẩn ngõ” một số hộ gia đình không ngần ngại thẳng tay vứt ra đường thay, ra ngõ thậm chí trước cửa nhà để chờ đến giờ nhân viên vệ sinh môi trường tự đi thu gom. Cũng bởi ý thức cố hữu ấy, mà Hà Nội triển khai dự án Thùng rác công nghệ nhằm giảm thiểu tối đa việc xả rác nơi công cộng. Chúng tôi có những ngày ghi nhận ở các điểm triển khai thùng rác công nghệ này.

Hà Nội: Thùng rác công nghệ góp phần xây dựng một thành phố xanh
Công nhân đi duy tu, làm vệ sinh thùng rác công nghệ

Sau vài giây dừng lại đọc những dòng ghi trên thùng rác tại phố Thái Hà (Đống Đa – Hà Nội), cô sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thị Tuyết mới ngập ngừng bỏ túi rác mà cô đang cầm trên tay trước đó vào chiếc thùng ghi dòng chữ “rác tái chế”.

Khi được hỏi, Tuyết cho biết “Em đọc xem thùng nào là thùng rác tái chế và không tái chế để bỏ túi rác gồm vỏ bánh mỳ và chai nước mà em vừa ăn lúc trên xe buýt đến trường”. Thấy chúng tôi tò mò, cô bé giải thích thêm “từ hồi học Phổ thông, chúng em đã được học về thế nào là rác vô cơ rồi. Đó là những loại chất thải rắn như: giấy, chai lọ thủy tinh, túi ni lông...đây là những loại chất thải có thể tái chế lại để tái chế lại được”.

Tương tự như Tuyết, cô gái trẻ Phạm Thị Hoa là hình ảnh tiếp theo chúng tôi bắt gặp tại khu vực hồ Trúc Bạch (Tây Hồ - Hà Nội) khi cô dừng chân bỏ túi rác của mình vào đúng thùng sau vài giây đứng đọc. Thấy chúng tôi đưa máy lên chụp, cô nhoẻn miệng cười lý giải: “Em chỉ bỏ cho đúng thùng để dễ phân loại rác thôi mà. Các anh chụp ảnh đừng đưa em lên mạng xã hội nhé. Em thành công dân gương mẫu thì nổi tiếng chết” – cô hài hước cho hay.

Theo chia sẻ của Hoa, sau những giờ học trên lớp cô trở thường trở về nhà bằng việc đi bộ trên con đường ven hồ này. “Hồ đẹp và sạch thế này mà một số người cứ xả rác ra một cách vô ý làm mất đi vẻ lãng mạn của hồ. Nhưng từ khi có thùng rác lắp quanh hồ, mọi người cũng ý thức hơn về việc bỏ vào đúng nơi quy định. Em cũng bỏ vào như những người khác thôi”.

Hà Nội: Thùng rác công nghệ góp phần xây dựng một thành phố xanh
Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết bên thùng rác tái chế.

Trên đường Nguyễn Chí Thanh, bà Nguyễn Thị Thắng, người có thâm niên bán đồ ăn sáng đã hơn 20 năm vừa gom những vỏ trứng, rau, giấy lau… vào chiếc túi ni lông rồi nhét thẳng vào chiếc thùng có ghi dòng chữ “Rác không tái chế”. Khi thấy chúng tôi hỏi, bà cười xòa cho biết “Bà mắt kém nên có đọc được đâu. Thôi cứ bỏ đại vào đó để công nhân thu gom họ phân loại sau” – bà Thắng nói.

Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, chỉ trong vòng ít phút đồng hồ trên đường Nguyễn Chí Thanh – Giang Võ này là những hình ảnh như: Cặp vợ chồng trên đường đi làm, chầm chậm xe tạt vào một thùng rác ven đường để bỏ rác. Cách đó không xa là một anh thanh niên chạy Grap cũng dừng lại để bỏ chiếc túi bóng rác đồ ăn mà anh ăn vội trước đó trên hành trình đi đón, chở khách của mình….

Những người tiên phong truyền… cảm hứng

Cơn mưa nặng hạt vừa dứt, chúng tôi tiếp tục hành trình thuộc khu vực quận Hà Đông. Đây là một trong những quận mà dự án mới triển khai lắp đặt chưa đầy 10 trụ cột thí điểm trước khi lắp đặt đại trà. Tại khu vực khu đô thị Văn Phú chúng tôi bắt gặp hình ảnh 1 cô bé gái chỉ độ 7 đến 8 tuổi thản nhiên bỏ chiếc vỏ hộp bánh vào thùng rác. Khi chúng tôi giơ máy ảnh lên chụp, cố bé tự tin giới thiệu: Đây là thùng rác công nghệ nên cháu bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định. Quá ngạc nhiên, chúng tôi hỏi: Cháu biết thùng rác này từ đâu? Vẫn vẻ tự tin cô bé trả lời: Hôm trước người ta lắp đặt ở đây nên mẹ cháu giảng giải cho cho biết.

Hà Nội: Thùng rác công nghệ góp phần xây dựng một thành phố xanh
Bé gái tại khu đô thị Văn Phú giới thiệu về thùng rác công nghệ.

Chia sẻ với phóng viên, người thanh niên dừng xe máy nhặt chiếc vỏ bao thuốc lá trên đường Nguyễn Chí Thanh để bỏ vào thùng rác công nghệ là anh Bùi Thanh Trung, là nhân viên của chính công ty Goda, đơn vị triển khai thùng rác công nghệ. Chia sẻ với chúng tôi, anh Trung cho biết, hơn một năm qua, anh cùng đội ngũ nhân viên của công ty rong ruổi xe khắp các đường phố đặt những thùng rác công nghệ để vừa kiểm tra vừa nhặt những phế phẩm mà người dân vô tình vứt ra ngoài để bỏ vào thùng rác. “Công việc này không phải của chúng tôi, nhưng để truyền cảm hứng những việc làm này hy vọng sẽ làn tỏa đến những người dân bỏ rác đúng nơi quy định” – anh Trung cho cho hay.

Còn đối với cụ Nguyễn Thị Thìn thì “Ai rồi cũng làm như bà thôi, vì đấy là việc làm chung, giữ vệ sinh chung mà. Mình làm cho con, cho cháu mình học hỏi theo thôi các cháu ạ” – cụ Thìn chia sẻ.

Hà Nội: Thùng rác công nghệ góp phần xây dựng một thành phố xanh
Cần lắm sự chung tay góp sức của từng người dân để một Hà Nội xanh hơn, sạch hơn và đẹp hơn

Cũng theo cụ Thìn, thùng rác công nghệ không chỉ làm cảnh quan môi trường xung quanh sạch sẽ hơn bởi ban ngày, về đêm ánh đèn chiếu sáng từ những thùng rác này cũng sẽ dễ nhìn thấy hơn đối với những người lớn tuổi như cụ. “Đèn chiếu sáng không chỉ làm tôn thêm vẻ đẹp của đường phố Hà Nội, nó còn giúp nhiều người gia như chúng tôi nhận biết được thùng rác hơn” – cụ Thìn nói.

“Để đi nhanh hãy đi một mình, để đi xa hãy đi cùng nhau”, để có một Hà Nội không còn rác, thiết nghĩ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, đơn vị thu gom và người dân hãy cùng nhau chung sức. Mỗi cá nhân hãy tìm hiểu về phân loại rác và là những tuyên truyền viên tích cực từ trong nhà ra ngoài phố, tạo sự đồng thuận trong xã hội để vấn nạn xả rác bừa bãi không phải là câu chuyện của riêng ai. Dù biết, đây không phải là câu chuyện một sớm một chiều, có thể mất nhiều năm để thay đổi thói quen và nhận thức của toàn xã hội, nhưng hãy đi cùng nhau, chung tay góp sức, kiên trì, bền bỉ để môi trường Hà Nội xanh hơn, đẹp hơn mỗi ngày.

Nguồn:Hà Nội: Thùng rác công nghệ góp phần xây dựng một thành phố xanh

Giang Vương
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa rét

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa rét
Hiện nay, không khí lạnh đã tác động hầu hết Bắc Bộ, gây mưa vài nơi, trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi cao trời rét, có nơi dưới 16 độ C. Trung Bộ thời tiết vẫn mưa, có nơi mưa rất to.

Cao Bằng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên hàng loạt tuyến đường

Cao Bằng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên hàng loạt tuyến đường
Mới đây, UBND tỉnh Cao Bằng đã có quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để sửa chữa loạt tuyến đường sau bão số 3.

Đà Nẵng cảnh báo cấp độ 1 rủi ro về lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn

Đà Nẵng cảnh báo cấp độ 1 rủi ro về lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn
Mưa lớn kéo dài tại Đà Nẵng đã khiến đất "no" nước, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở trên sườn dốc, ngập úng cục bộ tại các khu vực thấp trũng.

Giữ xanh “quần đảo bão tố” - Bài cuối: Rác đại dương cập cảng đất liền

Giữ xanh “quần đảo bão tố” - Bài cuối: Rác đại dương cập cảng đất liền
Xác định bảo vệ môi trường biển không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là một trong những nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, các đơn vị Vùng 2 Hải quân đã và đang nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường biển bằng nhiều việc làm thiết thực.

Ninh Bình: Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại xã Khánh Thành

Ninh Bình: Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại xã Khánh Thành
Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đa chức năng có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ, chịu nhiệt cao, an toàn với môi trường đang được triển khai tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nhằm tận dụng rơm rạ để sử dụng làm phân bón.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.