Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
Hải Phòng: 20°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 19°C

Hà Nội yêu cầu khẩn trương rà soát tổng thể quy hoạch xử lý chất thải rắn

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh tổng thể quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xử lý rác thải đô thị: Bao giờ thay thế chôn lấp lạc hậu, kém vệ sinh? Nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn
Hà Nội yêu cầu khẩn trương rà soát tổng thể quy hoạch xử lý chất thải rắn
Nhà máy xử lý rác Phương Đình, huyện Đan Phượng hiện đang dừng vận hành.

Liên quan đến công tác thu gom, vận chuyểm, xử lý chất thải trên địa bàn Thủ đô, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có kết luận chỉ đạo rà soát, tháo gỡ những tồn đọng, vướng mắc.

Theo đó, về việc điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn của TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh tổng thể quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung đề xuất cần đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tiễn, hiện trạng, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 30 quận, huyện, thị xã, phù hợp với các quy định chuyên ngành, Luật BVMT 2020 và các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương. Nhiệm vụ cần được thực hiện đồng bộ với việc cập nhật, tích hợp trong quá trình xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến 2050 và Quy hoạch BVMT quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về các dự án, nhà máy xử lý rác, TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục tập trung, đôn đốc, tiến độ. Trong đó, đảm bảo hoàn thành và đưa vào hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt đối với nhà máy điện rác Sóc Sơn (trong năm 2020), nhà máy điện rác Seraphine – Xuân Sơn (Quý I/2024).

Đối với các dự án nhà máy xử lý rác thải đã đầu tư xây dựng xong nhưng chưa vận hành hoặc gặp trục trặc, không tiếp tục vận hành được, cụ thể: Nhà máy Nedo, huyện Sóc Sơn; Nhà máy rác Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP giao Sở TN&MT chủ trì cùng các sở, ngành và đơn vị liên quan tích cực đôn đốc, hướng dẫn xử lý, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tránh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Riêng với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được phê duyệt chủ trương nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện, TP giao Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì khẩn trương kiểm tra, giám sát tiến độ, xử lý và đề xuất thu hồi để tổ chức lựa chọn, kêu gọi nhà đầu tư thay thế có đủ năng lực hoặc chuyển sang hình thức sử dụng ngân sách TP.

Nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý rác thải luôn được thuận tiện, an toàn, thông suốt, TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện các biện pháp đồng bộ, kể cả giải pháp nhằm hoàn thành dự án cải tạo hạ tầng để có thể kéo dài thời gian hoạt động chôn lấp rác tại khu xử lý tại Nam Sơn, Xuân Sơn. Đồng thời, đặt vận hành tối đa công suất xử lý ở nước rác.

UBND huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thị xã Sơn Tây cần đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác vận hành khu xử lý, khẩn trương hoàn thành các dự án giải phóng mặt bằng vùng ảnh hưởng môi trường. Ngăn chặn hiện tượng người dân vào các khu xử lý để bới, nhặt rác, đảm bảo an toàn việc tiếp nhận, xử lý rác thải. Tiếp tục triển khai công tác hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng môi trường, triển khai khám chưa bệnh, bảo hiểm y tế, nước sạch.

Chỉ đạo của UBND cũng nhấn mạnh và yêu cầu UBND huyện Ba Vì khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vùng ảnh hưởng 500m dự án Bãi chôn lập hợp vệ sinh huyện Ba Vì để đảm bảo thuận lợi cho công tác tiếp nhận, xử lý rác thải.

Bên cạnh chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc đối với tồn động ở những dự án xử lý rác thải, UBND TP Hà Nội cũng đề cập đến một số vấn đề liên quan đến công tác vệ sinh môi trường. Trong đó, yêu cầu Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành Đề án phân loại rác thải tại nguồn. Phối hợp với Sở TT&TT, các quận, huyện, Thị xã tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo UBND TP Hà Nội để thanh, quyết toàn kinh phí chênh lệch tiền lương cho các gói thầu vệ sinh môi trường giai đoạn 2017 – 2020, 2021 – 2023 trong Quý III/2022.

Nguồn:Hà Nội yêu cầu khẩn trương rà soát tổng thể quy hoạch xử lý chất thải rắn

Bảo An
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…