Hải Dương: Vi phạm về môi trường Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng
Xử phạt 510 triệu đồng, đình chỉ hoạt động nhà máy xử lý rác vi phạm môi trường Quỳ Hợp (Nghệ An): Một DN khai thác khoáng sản bị xử phạt gần 280 triệu đồng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng đối với Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh (ở thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương) với 7 hành vi vi phạm môi trường .
Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh (ở thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương) |
Cụ thể, công ty này bị xử phạt 825 triệu đồng vì thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải chuẩn cho phép từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; bị phạt 70 triệu đồng do không duy trì hoạt động hệ thống định vị vệ tinh (GPS) trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại; xử phạt 55 triệu đồng do hành vi không cung cấp tài khoản theo dõi thiết bị định vị vệ tinh của phương tiện vận chuyển cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý theo quy định.
Ngoài ra, công ty bị xử phạt vì các lỗi: không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải theo quy định; không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã được cấp.
Ngoài hình thức xử phạt chính, Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và chi trả hơn 51 triệu đồng kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường theo quy định.
Điều 84. Xử lý chất thải nguy hại 1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại. 3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại; b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định; c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng; d) Có giấy phép môi trường; đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp; g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động; h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải. 4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn thực hiện điểm g khoản 3 Điều này. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn. |
Nguồn:Hải Dương: Vi phạm về môi trường Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng