Hà Nội: 13°C
Thừa Thiên Huế: 17°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C

Hải Phòng: Đồng bộ các giải xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng phát sinh khoảng 1700 tấn/ngày, trong đó tại khu vực đô thị khoảng 900 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 800 tấn/ngày cần đồng bộ các giải xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa.
Đồi Rồng - Đồ Sơn: Đi sau nhưng về trước? Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ Khởi công Dự án khu phi thuế quan 11.000 tỷ đồng tại Hải Phòng

Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Sáng 15/6, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa cho các Sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp; đặc biệt là các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Đây là các đơn vị, tổ chức có vai trò quan trọng, then chốt trong triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Hải Phòng: Đồng bộ các giải xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng phát sinh khoảng 1700 tấn/ngày

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 1700 tấn/ngày, trong đó tại khu vực đô thị khoảng 900 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 800 tấn/ngày. Tại khu vực đô thị, rác được thu gom và vận chuyển bởi 04 đơn vị đưa về xử lý tại các khu xử lý Tràng Cát và Đình Vũ. Tại khu vực nông thôn, rác được thu gom bởi các tổ thu gom hoặc các đơn vị thu gom; sau đó được các đơn vị vận chuyển đến địa điểm xử lý (03 khu xử lý thành phố, 02 khu xử lý cấp huyện, 04 lò đốt cỡ nhỏ và các bãi rác nhỏ không hợp vệ sinh trên địa bàn 04 huyện).

Dự báo đến năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 2300 tấn/ngày; đến năm 2030, lượng chất thải này tăng lên khoảng 3.600 tấn/ngày. Nếu không có giải pháp tăng cường tái sử dụng, tái chế và các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp thì đây là áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường của thành phố.

Nguồn: Hải Phòng: Đồng bộ các giải xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Minh Lâm
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Dự kiến UBND thành phố Hà Nội sẽ trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá theo Luật Thủ đô 2024.

Rời Sen Vàng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chuẩn bị 'làm dâu' hào môn?

Rời Sen Vàng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chuẩn bị 'làm dâu' hào môn?
Thông tin Hoa hậu Đỗ Thị Hà chính thức tuyên bố rời công ty chủ quản để bước vào hành trình mới thu hút sự chú ý của đông đảo fan yêu sắc đẹp.

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
“Cắt giảm thuốc trừ sâu” hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự của Ủy ban châu Âu do không đạt được kỳ vọng và bị phản đối mạnh mẽ từ nông dân.

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay nếu lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng tín dụng cao, có thể cần nới lỏng một số quy định pháp lý.

Giải pháp giảm thiểu phát thải rò rỉ trong quá trình khai thác dầu khí

Giải pháp giảm thiểu phát thải rò rỉ trong quá trình khai thác dầu khí
Arun Karupaiah, Celeros Flow Technology, phác thảo cách các nhà sản xuất thiết bị OEM và các công ty kỹ thuật chuyên biệt đang cung cấp các giải pháp công nghệ thực tế và hỗ trợ bổ sung nhằm giảm thiểu phát thải rò rỉ.