Hà Nội: 30°C
Thừa Thiên Huế: 29°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 33°C
Hải Phòng: 30°C

“Hồ nước” lớn nhất thế giới đang bị cạn kiệt nhanh chóng

Mực nước của Biển Caspi - “Hồ nước” lớn nhất thế giới đang rút đi rất nhanh, gây lo ngại cho những người dân sống ven biển.

Biển Caspi có diện tích gần bằng tiểu bang Montana (Mỹ), với đường bờ biển dài hơn 6.500 km, đi qua năm quốc gia: Kazakhstan, Iran, Azerbaijan, Nga và Turkmenistan. Biển không chỉ là nguồn tài nguyên quan trọng với các quốc gia này, mà còn có vai trò điều hòa khí hậu cho khu vực khô cằn của Trung Á, cung cấp lượng mưa và độ ẩm. Tuy nhiên, hiện nay, Biển Caspi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Mực nước của Biển Caspi đã rút đi rất nhanh, gây lo ngại cho những người dân sống ven biển.

Sự suy giảm của Biển Caspi bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có biến đổi khí hậu, hoạt động khai thác quá mức và ô nhiễm. Một trong những nguyên nhân chính là việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Volga, con sông lớn nhất cung cấp nước cho Biển Caspi. Nga đã xây dựng hơn 40 đập trên sông Volga và đang triển khai thêm nhiều đập khác, khiến lượng nước chảy vào biển giảm sút. Mặt khác, biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm tăng....làm tăng tốc độ bốc hơi nước và khiến lượng mưa trở nên thất thường, do đó cũng làm giảm mực nước Biển Caspi giảm mạnh.

Theo nghiên cứu của ông Matthias Prange, một nhà khoa học từ Đại học Bremen, mực nước Biển Caspi đã giảm khoảng 1,5 mét kể từ giữa những năm 1990, và dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh từ 8 đến 18 mét vào cuối thế kỷ này, nếu không có biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu hiệu quả.

“Hồ nước” lớn nhất thế giới đang bị cạn kiệt nhanh chóng
Mực nước của Biển Caspi - “Hồ nước” lớn nhất thế giới đang rút đi rất nhanh, gây lo ngại cho những người dân sống ven biển

Biển Caspi không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài cá tầm hoang dã, một trong những nguồn cung cấp trứng cá muối lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự suy giảm của biển đang đe dọa các sinh vật này. Việc nước rút đã khiến lượng oxy trong nước giảm mạnh, làm giảm đi sự sống dưới đáy biển và đẩy các loài động vật vào nguy cơ tuyệt chủng.

Loài hải cẩu Caspi, một loài động vật có vú biển duy nhất sống trong Biển Caspi, cũng đang bị đe dọa. Những địa điểm trú ẩn của hải cẩu, đặc biệt là ở khu vực phía đông bắc của Biển Caspi, đã dần biến mất. Theo bà Assel Baimukanova, một nhà nghiên cứu từ Viện Thủy sinh học và Sinh thái học ở Kazakhstan, số lượng hải cẩu đã giảm mạnh trong những năm qua, với những khảo sát gần đây không còn ghi nhận sự hiện diện của chúng ở các khu vực trước đây.

Các quốc gia ven Biển Caspi cũng sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng từ việc suy giảm biển. Ngành đánh bắt cá sẽ bị ảnh hưởng, du lịch sẽ suy giảm, và các cảng biển sẽ không còn khả năng tiếp nhận tàu thuyền khi mực nước biển tiếp tục giảm. Ngoài ra, cuộc cạnh tranh gay gắt về tài nguyên nước và dầu khí trong khu vực có thể dẫn đến những căng thẳng địa chính trị.

Biển Caspi hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh thái và địa chính trị lớn, trong khi các quốc gia ven biển dường như chưa có biện pháp phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề này. Những hoạt động của con người, đặc biệt là việc khai thác tài nguyên quá mức và việc xây dựng đập, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Biển Caspi. Các chuyên gia đang kêu gọi khu vực có những hành động ngay lập tức, dù vậy việc đạt được các giải pháp chung không phải dễ dàng trong bối cảnh căng thẳng chính trị trong khu vực.

Bà Joy Singarayer, giáo sư khí hậu học tại Đại học Reading, cho biết: “Biển Caspi có thể sẽ không bao giờ trở lại như trước nếu không có những nỗ lực hợp tác mạnh mẽ từ các quốc gia trong khu vực”.

Nếu tình trạng này tiếp tục, Biển Caspi có thể phải đối mặt với số phận bi thảm giống như Biển Aral, vốn đã gần như biến mất hoàn toàn do sự kết hợp giữa các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu.

Với tình hình hiện tại, Biển Caspi không chỉ là vấn đề của các quốc gia ven biển mà là một thách thức đối với cộng đồng quốc tế. Vào tháng 12 năm nay, các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ tụ họp tại Baku, Azerbaijan, trong khuôn khổ COP29 để thảo luận về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực Biển Caspi vẫn tiếp tục phát triển ngành công nghiệp dầu khí của mình. Trong khi đó, vấn đề suy giảm Biển Caspi vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ.

Nguồn: “Hồ nước” lớn nhất thế giới đang bị cạn kiệt nhanh chóng

Thanh Thanh
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất khởi động lại dự án điện hạt nhân và phát triển mạnh điện gió ngoài khơi

Đề xuất khởi động lại dự án điện hạt nhân và phát triển mạnh điện gió ngoài khơi
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân và phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Điện Biên: Thách thức xây dựng bản du lịch Tù Lu Tìa Ló

Điện Biên: Thách thức xây dựng bản du lịch Tù Lu Tìa Ló
Hai bản Tìa Ló A và Tìa Ló B, xã Noong U (huyện Điện Biên Đông) có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện với tập tục sinh hoạt, văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Khai thác lợi thế này, huyện Điện Biên Đông đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng bản Tù Lu Tìa Ló. Bản du lịch cộng đồng là mô hình mới, bà con nơi đây khá lạ lẫm nên quá trình xây dựng bản du lịch cộng đồng Tù Lu Tìa Ló đối mặt không ít thách thức.

Mưa lớn kéo dài, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Trung Bộ

Mưa lớn kéo dài, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Trung Bộ
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn), trong khoảng 6 giờ tới, gần 30 huyện, thị xã tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định, nguy cơ cao sẽ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn ra theo hướng cực đoan, khó lường. Do đó, nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, việc thích ứng với BĐKH là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng...

Nhận định chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng

Nhận định chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn, tránh FOMO và ưu tiên các mã tiềm năng trong nhóm chứng khoán, bất động sản, thép và công nghệ.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.