Hà Nội: 16°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 18°C

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam vừa cho biết, năm 2025 Cục sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát hệ thống chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để tiếp tục đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển…

Giải quyết nhiều vướng mắc, kiến nghị về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Theo Cục biển và Hải đảo Việt Nam, được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp, hướng dẫn của các đơn vị chức năng thuộc Bộ, trong năm 2023 - 2024, Cục đã sắp xếp, kiện toàn bộ máy, nhanh chóng ổn định.

Trong năm 2024, nhiều địa phương có vướng mắc, kiến nghị và nhiều nội dung cần tham vấn chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Trên cơ sở quy định pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hiện có, Cục đã tham mưu Bộ TN&MT hướng dẫn, phối hợp với các địa phương trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, cơ bản đã giải quyết những mâu thuẫn, xung đột hoặc nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng góp phần triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Cục được giao.

Ngoài ra, Cục cũng ghi nhận các vướng mắc về chính sách pháp luật của địa phương để rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các chính sách khác có liên quan.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển
Năm 2025, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ tập trung xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Ngoài ra, đã thiết lập được cơ chế phối hợp với một số cơ quan, lực lượng liên quan trực tiếp đến phạm vi quản lý nhà nước của Cục thông qua việc ký quy chế phối hợp hành động trong công tác quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Tuy nhiên, lĩnh vực quản lý và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có sự nhạy cảm, phức tạp, nhất là về giao, sử dụng khu vực biển nên quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện còn gặp khó khăn, có nhiều ý kiến khác nhau, cần có sự nghiên cứu công phu về lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn thực hiện; quá trình từ khi xây dựng đến khi được cấp có thẩm quyền ban hành kéo dài, các nghị định thường mất khoảng 2 - 3 năm nên một số vướng mắc, bất cập phát sinh chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời.

Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được triển khai thực hiện kịp thời do khó khăn về nguồn lực, như: xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; lập hồ sơ hải đảo, phân loại hải đảo; phân vùng và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, đường 3 và 6 hải lý của các đảo… Công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa được bố trí kinh phí để thực hiện, do đó việc triển khai công tác còn gặp nhiều khó khăn...

Năm 2025, tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm

Về nhiệm vụ năm 2025, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, sẽ tập trung vào 10 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy của Cục theo hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy có hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục và của Bộ mới sau khi hợp nhất, không để ngắt quãng công việc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ, kịp thời việc sắp xếp, bố trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục gắn với công tác kiện toàn, tinh gọn bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm, gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thứ ba, tham mưu hướng dẫn, triển khai Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch; thực hiện các chương trình, dự án được giao theo Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch được phê duyệt.

Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu, rà soát hệ thống chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để tiếp tục đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển. Tập trung xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đảm bảo tiến độ và chất lượng; theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc hoàn thiện, trình ban hành đối với 02 Dự thảo Nghị định đã trình Chính phủ.

Thứ năm, tiếp tục tham mưu triển khai, đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023…Tập trung thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ giao.

Thứ sáu, thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; điều phối tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ bảy, tăng cường thực hiện công tác phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, tuyên tryền về biển và đại đương; thực hiện Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16/6/2022. Đặc biệt là tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về biển, về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua các chiến dịch tuyên truyền cao điểm bao gồm Ngày Môi trường thế giới (05/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/6), trong đó, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức thành công Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 và Tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Thứ tám, thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính giao khu vực biển; cấp phép nhận chìm ở biển; cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đúng quy trình, tiến độ; nghiên cứu góp ý các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính theo đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển gửi lấy ý kiến; nghiên cứu, tham mưu phúc đáp các đề nghị, ý kiến của các cấp, Bộ, ngành và địa phương đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Thứ chín, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát trong công tác điều tra cơ bản về biển và hải đảo; khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; thực hiện nhiệm vụ hoạt động của cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo đối với các đơn vị trực thuộc và cơ quan chuyên môn của địa phương có biển.

Thứ mười, tăng cường, chủ động trong công tác hợp tác quốc tế, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, khai thác ứng dụng, chuyển giao, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong điều tra cơ bản, quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước; xây dựng, triển khai các thỏa thuận, điều ước quốc tế, các Dự án ODA; tiếp tục xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia…

Nguồn: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển

Trường An
baotainguyenmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/2/2025: Tuổi Dần khá vất vả, tuổi Mão tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/2/2025: Tuổi Dần khá vất vả, tuổi Mão tiền bạc rủng rỉnh
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đắk Lắk: Những sáng tạo độc đáo từ “cây nhà lá vườn”

Đắk Lắk: Những sáng tạo độc đáo từ “cây nhà lá vườn”
Với sự sáng tạo cùng đam mê khởi nghiệp, nhiều học sinh đã tìm tòi, nghiên cứu, chế biến nên các sản phẩm không chỉ có giá trị mà còn chất chứa cả tình yêu đối với quê hương, vùng đất mình đang sống.

An Giang: Nhiều thách thức trong phân loại chất thải rắn

An Giang: Nhiều thách thức trong phân loại chất thải rắn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh An Giang cũng có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương này hiện nay còn gặp nhiều thách thức do nhận thức của người dân chưa cao.

Nga ngỏ ý mời các công ty Mỹ quay trở lại dự án dầu Bắc Cực

Nga ngỏ ý mời các công ty Mỹ quay trở lại dự án dầu Bắc Cực
Điện Kremlin, Nga đang phát đi các tín hiệu cho thấy họ một lần nữa mở cửa kinh doanh với các công ty dầu mỏ Mỹ trong trường hợp mối quan hệ giữa hai nước thay đổi.

Bộ Tài chính không đồng ý đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính không đồng ý đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (mới).