Hà Nội: 20°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 20°C
Hải Phòng: 22°C

Học Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

“Học Hồ Chủ tịch, chúng ta học gì?”(1) là câu hỏi mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, để mỗi người tìm thấy đáp án làm sức mạnh tinh thần cho mình. Đây cũng là một câu hỏi lớn mang tầm phương pháp luận trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Bài viết đi từ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để rút ra các bài học về nhận thức vai trò nền tảng tư tưởng đến các nguyên tắc và phương pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
Học Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trước hết, luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đặt nhiều trăn trở, suy tư, canh cánh bên lòng chính là vấn đề về Đảng - Ảnh minh họa: IT

Hai luận điểm “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” của V.I.Lênin được Hồ Chí Minh đưa vào trang đầu tác phẩm Đường cách mệnh(2) - cuốn sách gối đầu giường của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh đã lựa chọn, ra sức truyền bá, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng, trở thành yếu tố nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi theo Người, đây là chủ nghĩa “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”(3). Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học sâu sắc về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

1. Học bài học về nhận thức vai trò của nền tảng tư tưởng đối với Đảng Cộng sản

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trước hết, luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đặt nhiều trăn trở, suy tư, canh cánh bên lòng chính là vấn đề về Đảng. Từ năm 1927, Người đã khẳng định: cách mệnh “trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”(4). Cho đến trước khi về với thế giới người hiền, vấn đề mà Hồ Chí Minh căn dặn, nhắn nhủ đầu tiên cũng chính là “trước hết nói về Đảng”. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người nhấn mạnh trong tác phẩm Thường thức chính trị: “Có Đảng lãnh đạo, cách mạng và kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”(5). Vai trò quyết định của Đảng lãnh đạo được Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”(6).

Để ra đời một chính đảng cộng sản, điều đầu tiên cần phải có là một chủ nghĩa, một học thuyết cách mạng dẫn đường. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin. Như Người đã nhiều lần nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”(7); “Về lý luận, Đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác - Lênin”(8). Hồ Chí Minh đánh giá: “Đảng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa cách mạng và khoa học nhất”(9), bởi theo Người: “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Nó là: “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản””(10).

Nền tảng là bộ phận vững chắc, cốt lõi mà các bộ phận khác dựa trên đó tồn tại và phát triển. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò là nền tảng tư tưởng của Đảng. Người chỉ dẫn: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(11).

Sở dĩ, chủ nghĩa Mác - Lênin được Hồ Chí Minh ví như “trí khôn” của Đảng vì học thuyết này đã giúp cho Đảng “xây dựng lý luận đúng đắn và toàn diện cho cuộc cách mạng dân tộc chống đế quốc... Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: những phong trào dân tộc thật sự nhằm chống chủ nghĩa đế quốc đều tất nhiên góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng chung; các yêu cầu dân tộc và các phong trào dân tộc không thể đánh giá theo tính chất chính trị và xã hội địa phương một cách hẹp hòi, mà phải đánh giá theo tác dụng của những yêu cầu đó và phong trào đó đối với những lực lượng đế quốc trên thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã bóc trần mặt nạ của dân chủ tư sản, một thứ dân chủ nấp sau cái lối tuyên truyền sự “bình đẳng” trừu tượng giữa các dân tộc để che giấu sự áp bức, bóc lột của một nhóm nước đế quốc đối với số lớn dân tộc trên trái đất. Chủ nghĩa Mác - Lênin phân biệt cụ thể các nước “bị áp bức, bị phụ thuộc, không có quyền bình đẳng, với các nước đi áp bức, bóc lột, có chủ quyền...”(12).

Nếu đối với Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin là “trí khôn”, thì đối với mỗi cán bộ, đảng viên, đó là cái “cẩm nang” thần kỳ giúp “giải quyết đúng đắn các vấn đề” và trở thành người cộng sản chân chính. Hồ Chí Minh quan niệm, do “chúng ta sống trong một thời đại mà chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng và dạy dỗ mọi người, mọi cán bộ trở nên những chiến sĩ cách mạng chân chính”(13), nên mỗi đảng viên “phải học chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”(14).

Người chỉ rõ: “Cách mạng tiến lên mãi, Đảng tiến lên mãi. Cho nên người cách mạng cũng phải tiến lên mãi. Phong trào cách mạng lôi cuốn hàng ức hàng triệu người. Công việc cách mạng là nghìn điều muôn loại phức tạp, khó khăn. Để cân nhắc mọi hoàn cảnh phức tạp, nhìn rõ các mâu thuẫn, để giải quyết đúng các vấn đề, thì chúng ta phải cố gắng học tập lý luận Mác - Lênin”(15).

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có ra sức học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin thì người cách mạng mới “hiểu rõ địa vị và tác dụng của giai cấp công nhân, hiểu rõ ích lợi của giai cấp công nhân và sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân, hiểu rõ chính sách và mục đích của đảng mình”(16), mới “xem xét các vấn đề, quy định phương châm, đường lối và kế hoạch, để động viên quần chúng lao động đấu tranh, để giành lấy thắng lợi cho cách mạng” và từ đó mới trở thành “những đảng viên cách mạng chân chính, mới thật là đại biểu cho giai cấp vô sản”(17).

Từ những năm 20 thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào Việt Nam. Người có công truyền bá, đào tạo và gieo hạt giống đầu tiên của hệ tư tưởng khoa học, cách mạng ấy là Hồ Chí Minh. Người đã dày công trực tiếp chuẩn bị những tiền đề lý luận, tư tưởng - bước đi đầu tiên cho việc hình thành đảng cộng sản ở Việt Nam.

Cách mạng Việt Nam bước sang một trang sử mới mang tính bước ngoặt với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa Xuân năm 1930, mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Kể từ đó, chủ nghĩa Mác - Lênin, hạt giống đầy sức sống do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gieo trên mảnh đất Việt Nam đã đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và không ngừng phát triển cùng tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam.

Ở đây, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam mới trở nên to lớn, mạnh mẽ: “Ta có một Đảng to lớn, mạnh mẽ. To lớn mạnh mẽ là vì có chủ nghĩa Mác - Lênin, vì sự cố gắng không ngừng của toàn thể đảng viên, vì được toàn quân và toàn dân thương yêu, tin cậy, ủng hộ”(18); nhờ có “kim chỉ nam”, nền tảng tư tưởng khoa học, cách mạng vững vàng mà đường lối của Đảng đã dẫn dắt dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: “Đảng ta đã đưa cuộc kháng chiến cứu nước từ bước thấp đến bước cao, từ chỗ thắng nhỏ đến chỗ thắng lớn. Sở dĩ được như thế là vì Đảng ta và chỉ có Đảng ta thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin”(19).

Đảng Cộng sản Việt Nam đã dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá, phân tích, tổng kết tình hình cách mạng, từ đó đề ra đường lối đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo ra những bước đi vững chắc cho xây dựng, phát triển đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa ở cả hiện tại và tương lai như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng tôi là những kẻ chiến thắng hiện tại cũng như trong tương lai, vì con đường đi của chúng tôi được học thuyết vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng”(20).

2. Học bài học về giữ vững các nguyên tắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản cầm quyền

Chủ nghĩa Mác - Lênin là tiêu chí cơ bản để phân biệt đảng cộng sản với các đảng phái chính trị khác. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản “không phải từ trên trời sa xuống, nó ở trong xã hội mà ra”(21), chịu sự tác động bởi những biến chuyển nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, trong đó luôn có sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền thì âm mưu xuyên tạc để đi đến xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng lại càng quyết liệt. Là một nhà cách mạng mácxít có tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh luôn thấy rõ những nguy cơ hiện hữu đó. Vì vậy, Người yêu cầu những chiến sĩ cộng sản và đội tiên phong của mình phải luôn cảnh giác, phải thấy rõ bản chất của các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và giữ vững các nguyên tắc bảo vệ nền tảng tư tưởng với tinh thần: “Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải, điều hòa”(22).

Hồ Chí Minh nhận thức rõ rằng, Đảng là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội, từ các tổ chức đảng cho đến mỗi đảng viên đều chịu ảnh hưởng ở cả cái tích cực, tiến bộ lẫn cái tiêu cực, lạc hậu của môi trường và các quan hệ xã hội. Người chỉ rõ: “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Là người sáng lập Đảng và luôn đau đáu về công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhận diện, chỉ rõ các phần tử phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng: “Có đảng viên, người vào Đảng, nhưng tư tưởng thì chưa vào Đảng. Trong đầu óc những đảng viên ấy còn chứa những thứ xấu xa của giai cấp bóc lột; họ chưa thật hiểu tư tưởng vô sản là gì, Đảng là gì. Tệ hơn nữa, bọn đặc vụ, bọn mật thám cố len lỏi vào Đảng... Nhiều người tiểu tư sản thường dùng mọi phương pháp, cả phương pháp văn học và nghệ thuật, để trưng mình họ lên, để tuyên truyền chủ trương của họ, và yêu cầu người ta theo chủ trương tiểu tư sản trí thức đó mà cải tạo Đảng, cải tạo thế giới”(24).

Bên cạnh đó còn có những “người khuynh hữu”: “Tư tưởng của họ không theo kịp sự biến đổi của tình hình khách quan. Tình hình đã tiến lên, mà sự hiểu biết của họ cứ ở chỗ cũ, vì tư tưởng của họ xa rời thực hành. Họ cũng như những người không đi trước xe để hướng dẫn, lại chạy sau xe và trách xe chạy mau quá. Họ muốn gò xe lại, làm cho xe thụt lùi”(25); và những “người khuynh tả”: “Họ chỉ biết nói cho sướng miệng. Tư tưởng của họ nhảy qua những giai đoạn phát triển nhất định. Họ cho ảo tưởng là sự thật. Họ xa rời sự thực hành của đại đa số nhân dân. Họ không thiết thực. Họ hành động một cách liều mạng. Những bệnh duy tâm, máy móc, mạo hiểm, chủ quan, v.v., đều vì tách rời điều kiện khách quan với chủ quan, tách rời lý luận với thực hành mà có”(26)...

Trước những phần tử đó, trước hết, Hồ Chí Minh yêu cầu những người cách mạng phải giữ được “nguyên tắc tính” đầu tiên là không ngừng đấu tranh, không thỏa hiệp và nhượng bộ với những phần tử phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Người khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kiên quyết chống những sai lầm ấy. Chúng ta chống sai lầm tả khuynh và hữu khuynh, vì nó trái với điều kiện lịch sử”(27). Người còn nói: “Trước tình hình ấy, chúng ta phải quát to lên rằng: Các bạn ơi! Cách đó không xong! Giai cấp vô sản và đại chúng nhân dân không thể chiều các bạn được. Dựa theo các bạn, tức là dựa theo đại địa chủ, đại tư bản, và sẽ mắc vào nguy hiểm mất nước, mất Đảng, mất cả đầu”(28).

Đối với Hồ Chí Minh, việc kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các phần tử chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng mà còn giúp cho chính những con người đó “đi đúng đường” để “phục vụ lợi ích chung”. Như Người luận giải: “Nghe nói có một vài vị lo ngại rằng chủ nghĩa Mác - Lênin bó buộc tư tưởng, bó buộc giáo dục. Lo ngại như vậy không đúng. Chủ nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng, đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng. Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc; bất kỳ việc to việc nhỏ cũng nhằm mục đích ấy; đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Nếu không hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ai đi nhầm đường thì chúng ta giúp họ đi vào con đường chính; như thế không phải là bó buộc. Thấy người khác đi xiên, đi sai, ta ra sức giúp họ đi theo đường thẳng, đường đúng... Đại ý chủ nghĩa Mác - Lênin là phải đi đúng đường, phải phụng sự lợi ích chung, chứ không có gì cao xa”(29).

Nền tảng tư tưởng không phải là cái có sẵn mà xuất hiện trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người. Vì thực tiễn luôn vận động, thay đổi nên nền tảng tư tưởng không phải là bất biến mà luôn đòi hỏi sự bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Do vậy, trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải giữ vững “nguyên tắc tính” thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Người khẳng định: “Muốn biết lý luận đúng hay không, thì phải dùng nó vào thực hành, xem nó có đạt được mục đích đã định hay không. Chủ nghĩa Mác - Lênin đúng là vì nó được chứng minh là đúng trong thực hành cách mạng giai cấp và cách mạng dân tộc. Duy vật biện chứng là đúng, vì sự thực hành nào cũng không thể thoát ra khỏi phạm vi của nó. Nếu có lý luận không đầy đủ hoặc sai lầm thì cần phải trải qua thực hành mà sửa chữa, làm cho nó đầy đủ hơn, đúng hơn. Cho nên, có thể nói “thực hành là kích thước của sự thật, là nền tảng của hiểu biết”(30).

Hồ Chí Minh đã nhiều lần diễn đạt: “lý luận đi đôi với thực tiễn”, “lý luận kết hợp với thực hành”, “lý luận với thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, nhưng điều cốt lõi mà Người đặc biệt muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”(31).

Hồ Chí Minh lên án mạnh mẽ bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Người nói: “Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của Mác - Lênin, để lòe người ta. Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng. Hai khuynh hướng ấy đều sai lầm. Sai lầm nhất là khuynh hướng giáo điều, vì nó mượn những lời của Mác, Lênin, dễ làm cho người ta lầm lẫn”(32).

Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo vệ được chủ nghĩa Mác - Lênin, điều quan trọng là nhận thức, chứng minh sự đúng đắn của lý luận thông qua thực tiễn cách mạng sinh động. Người chỉ dẫn: “Phải cố hiểu biết lý lẽ, tinh thần và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi đã hiểu, thì phải áp dụng ngay vào công tác thực tế của mình, áp dụng vào sinh hoạt, ngôn luận, hành động và công tác của mình. Dựa vào đó mà sửa đổi, tẩy rửa những tư tưởng sai lầm, những cái gì của mình trái với nó, tăng cường ý thức cách mạng vô sản của mình”(33).

Trước tình hình nhiều cán bộ, đảng viên chưa nắm vững lý luận, nên để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xem việc “học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống” trở thành một “nguyên tắc tính”. Do thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, nên theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nỗ lực học để tiến bộ không ngừng, để làm việc, làm người, để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Nhưng học phải đi đôi với hành và phải trở thành nguyên tắc phương pháp luận sâu sắc trong việc học tập, nâng cao trình độ lý luận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở mỗi cán bộ, đảng viên.

Hồ Chí Minh chỉ dẫn: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”(34). Người nhiều lần phê phán một số đảng viên rơi vào tình trạng học vẹt, kinh viện, hàn lâm, máy móc, lý luận suông: “Học chủ nghĩa Mác - Lênin không phải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương, chính sách của Đảng”(35). Người chỉ dẫn cụ thể: “việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế”(36).

Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm sâu sắc về nguyên tắc “xây đi đôi với chống” trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: “Muốn giữ gìn sự trong sáng chủ nghĩa Mác - Lênin thì trước hết tự mình phải trong sáng. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”(37).

Hồ Chí Minh chỉ rõ, chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch bên trong mỗi con người, nó như một thứ vi trùng rất độc, gian giảo, xảo quyệt. Trong học tập và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Người chỉ rõ: “có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin, nhưng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng. Đó cũng là chủ nghĩa cá nhân”(38). Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên cần phải tẩy trừ những biểu hiện này, “phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam”(39).

Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh bài học về giữ vững các nguyên tắc bảo vệ nền tảng tư tưởng để Đảng luôn vững vàng vượt qua biết bao chông gai, thử thách của tình hình cách mạng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết bài học kinh nghiệm nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng: “Sở dĩ đạt được những thắng lợi ấy là vì: Đảng ta luôn luôn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của nhân dân, biết vận dụng lý luận Mác - Lênin vào tình hình thực tế của nước ta và đề ra đường lối, chính sách đúng đắn. Đảng ta không ngừng đấu tranh chống những khuynh hướng cải lương của giai cấp tư sản và những khuynh hướng manh động của tầng lớp tiểu tư sản trong phong trào dân tộc; chống luận điệu “tả” của bọn tơrốtxkít trong phong trào công nhân; chống những khuynh hướng hữu và “tả” trong Đảng khi quy định và chấp hành chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng ở mỗi thời kỳ. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Đảng vượt qua những trận thử thách ấy. Nhờ vậy, Đảng ta không những đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước, mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó trên mọi lĩnh vực và đập tan được mọi âm mưu của giai cấp tư sản hòng tranh quyền lãnh đạo cách mạng với Đảng ta”(40).

3. Học bài học về sử dụng các phương pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần thiết phải có một hệ thống phương pháp đúng. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lý luận mà còn là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Người quan tâm giải quyết các vấn đề của cách mạng trên cả hai phương diện chiến lược cách mạng và phương pháp cách mạng. Trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, Người đã định hình một hệ thống các cách thức, biện pháp để điều chỉnh và hướng dẫn hành động cho cuộc đấu tranh chống lại các thế lực muốn phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trước hết đó là phương pháp “dĩ bất biến ứng vạn biến”: lấy cái không thể thay đổi, biến đổi để ứng phó với nhiều sự tình biến đổi có thể xảy ra. Đây là phương pháp được Hồ Chí Minh quán triệt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Đối với Người, nếu cái bất biến trong cách mạng giải phóng dân tộc và CNXH nói chung là độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc, dân chủ cho nhân dân; thì trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đó chính là tinh thần, lập trường, quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; nó phải luôn là “cốt”, là “trí khôn”, là “kim chỉ nam” của Đảng.

Hồ Chí Minh luôn nhận thức rõ, trong suốt tiến trình vận động của cách mạng Việt Nam sẽ có những vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức phức tạp và đầy biến động. Nhưng nếu chỉ vì cái vạn biến sôi động đó mà xa rời lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì đồng nghĩa với việc từ bỏ cái “bất biến”.

Người luôn khẳng định: “chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là cơ sở không gì lay chuyển nổi”(41) trong cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và cũng chính cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là một điển hình, mẫu mực về xử lý mối quan hệ giữa tính kiên định nguyên tắc và tính linh hoạt mềm dẻo sách lược.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều, đóng khung lý luận. Trong tư duy biện chứng Hồ Chí Minh, để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin thì điều quan trọng là phải làm thế nào giúp học thuyết đó ăn sâu bám rễ, phát triển trên mảnh đất thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, một phương pháp đặc sắc của Hồ Chí Minh là bảo vệ trên cơ sở vận dụng và phát triển lý luận. Hồ Chí Minh luôn ghi nhớ lời chỉ dẫn của V.I.Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của đời trước để lại”(42). Chính vì thế, Người đã kế thừa và phát triển nhiều giá trị trong kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại để xây dựng nên hệ thống tư tưởng của mình, mà trong đó quan trọng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ở đây, phương pháp của Hồ Chí Minh là “học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế nước ta”(43). Nhờ phương pháp đó mà từ một người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc mình - con đường cách mạng vô sản, nhìn ra mối liên hệ giữa giai cấp và dân tộc, trên cơ sở đó mà vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, phát triển lý luận về giai cấp và dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin lên tầm cao mới.

Không chỉ thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, việc vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh còn thể hiện phương pháp bao quát, có tính trọng điểm. Hồ Chí Minh nhìn sự vật và hiện tượng trong một tổng thể vận động với những cái chung và cả những cái riêng, những đặc điểm trong sự vận động cụ thể của điều kiện hoàn cảnh nhất định nào đó và xem xét chúng trong xu thế chung.

Cần phải thấy rằng, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng không phải chỉ có ở Đảng Cộng sản Việt Nam mà đây là nhiệm vụ chung của tất cả các đảng cộng sản trên thế giới. Chính vì vậy, để công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có hiệu quả, một phương pháp quan trọng mà Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn là: “Phải ra sức học tập có sáng tạo kinh nghiệm các đảng anh em(44). Người khẳng định: “việc trao đổi kinh nghiệm về cuộc đấu tranh ấy vẫn giữ tất cả ý nghĩa của nó và những vấn đề được đề ra cho đảng này hoặc đảng khác, tuyệt nhiên không phải là “việc riêng” của mỗi đảng, mà có quan hệ thiết thân đến toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế”(45).

Đối với Đảng Cộng sản Liên Xô, Hồ Chí Minh đã rút ra bài học kinh nghiệm về tinh thần nghiêm khắc phê phán những quan điểm chống phá nền tảng tư tưởng của đảng trên mọi mặt trận, nhất là trên diễn đàn của Đại hội Đảng: “Đại hội đã nghiêm khắc lên án chủ nghĩa xét lại là một thứ lý luận phản động, trái hẳn với chủ nghĩa Mác - Lênin; nó nhằm phá hoại khối đoàn kết của giai cấp công nhân và làm nhụt chí khí phấn đấu của nhân dân lao động”(46). Để rồi từ đó, Người khẳng định: “Học tập kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô, căn cứ vào thực tiễn cách mạng ở nước mình, Đảng Lao động Việt Nam luôn luôn đấu tranh mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng. Trong khi kiên quyết tập trung mũi nhọn chống bọn đế quốc xâm lược và bọn tay sai của chúng, Đảng không hề lơ là việc đấu tranh chống những tư tưởng phản động, tư tưởng tư sản cải lương đầu hàng và thỏa hiệp với đế quốc; chống tư tưởng tiểu tư sản bấp bênh dao động, chống những biểu hiện chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và tả khuynh; ra sức đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin”(47).

Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong loạt bài Mấy kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta nên học, Hồ Chí Minh nhận thấy thực trạng một bộ phận trí thức Trung Quốc do “sa vào chủ nghĩa cá nhân” mà “họ không thích học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ xem khinh lao động chân tay và người lao động chân tay. Vì danh lợi mà họ thường gây xích mích chia rẽ giữa giới trí thức với nhau và giữa giới trí thức và Đảng”(48); nhưng sau khi “kiểm thảo thật thà, cải tạo triệt để” thì họ trở thành đội ngũ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Từ đó, Người rút ra bài học về sự thật thà, không giấu giếm khuyết điểm trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng: “Một đặc điểm tôi muốn nêu lên là cái phong độ thật thà của giới trí thức Trung Quốc. Thắc mắc bước đầu đã được giải quyết thì họ tự phê bình một cách rất thật thà, không sợ mất thể diện, mất uy tín. Trong đợt vận động “giao tâm”, họ bộc lộ hết tình hình tư tưởng của họ, không giấu giếm gì hết. Trong mười hôm, người nhiều nhất đã “giao” ra đến 700 điều, người ít nhất cũng “giao” đến mấy mươi điều. Họ gọi là “tiêu độc” cho triệt để, đặng chịu sự phê phán của nhân dân và sự giáo dục của Đảng. Vì vậy, sự cải tạo của họ nhanh và tốt”(49).

Việc phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phải gắn liền với công tác tuyên truyền, bởi đây là “lợi khí sắc bén nhất” để giải thích, chứng minh, cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân học tập, nghiên cứu, hiểu rõ về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng, chính sách của Nhà nước, góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, với Hồ Chí Minh, trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không thể thiếu phương pháp tuyên truyền lý luận.

Hồ Chí Minh định nghĩa tuyên truyền là “đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm” và phương pháp này được thể hiện ngay ở cách viết, cách nói của Người. Trong cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, giản dị, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với quảng đại quần chúng nhân dân, nhất là trong tuyên truyền lý luận. Người chỉ dẫn: “Không nên lúc nào cũng trích Các Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được, đó là nói được chủ nghĩa Mác - Lênin. Nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ, mới là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin. Nếu nói không đúng chỗ không phải là chủ nghĩa Mác - Lênin”(50).

Nhìn lại trang sử vàng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kiên trì, kiên định nền tảng tư tưởng, đồng thời kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Hiện nay, Đả5ng và nhân dân ta đang tiếp tục công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, thế và lực của dân tộc đã lớn mạnh hơn trước. Nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng vẫn đang diễn ra với nhiều khó khăn, thách thức mới, nhất là khi một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, như Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng đã chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”(51). Do đó, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập các bài học được rút ra từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đây là một yêu cầu tất yếu để xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh.

_________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 545 (tháng 7-2023)

Ngày nhận bài: 29-6-2023; Ngày bình duyệt: 30-6-2023; Ngày duyệt đăng: 24-7-2023.

(1) Phạm Văn Đồng: Học Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta học gì, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.25.

(2), (3), (4), (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.279, 289, 289, 289.

(5), (6), (8), (13), (19) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Sđd, tr. 273, 274, 274, 144, 84.

(7), (39), (40), (44), (46) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Sđd, tr.406, 419, 416, 676, 81.

(9), (18), (20), (25), (26), (27), (30), (32) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Sđd, tr. 414, 42, 313, 128, 129, 129, 128, 120.

(10), (12), (14), (15), (22), (31), (34), (36), (38), (43), (48), (49) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.11, Sđd, tr. 96, 169 -170, 96, 610, 99, 95, 611, 95, 611, 611, 464, 468.

(16), (17), (24), (28), (33), (35), (42) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, Sđd, tr.280, 292, 299, 300, 293, 368, 357.

(21), (23) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.303, 301-302.

(29), (41), (45) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Sđd, tr.290, 401, 401.

(37), (50) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.14, Sđd, tr.468.

(47) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.13, Sđd, tr. 489.

Nguồn: Học Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

TS PHAN DUY ANH

Trường Đại học Bách khoa,

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

lyluanchinhtri.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/11/2024: Tuổi Mùi công việc phát triển, tuổi Dần khó khăn ập tới

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/11/2024: Tuổi Mùi công việc phát triển, tuổi Dần khó khăn ập tới
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 23/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Anh ban bố cảnh báo tuyết và băng

Anh ban bố cảnh báo tuyết và băng
Cơ quan Khí tượng quốc gia (Met Office) của Vương quốc Anh cho biết lượng tuyết rơi dày 5-10 cm làm gián đoạn các hoạt động ở vùng England, trong đó hạt Derbyshire có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Met Office đã đưa ra các cảnh...

Quảng Ninh: Huyện Vân Đồn chung sức xây dựng nông thôn mới

Quảng Ninh: Huyện Vân Đồn chung sức xây dựng nông thôn mới
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, những năm qua MTTQ huyện Vân Đồn và các tổ chức thành viên đã tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng NTM, tạo sự lan tỏa sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực.

WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao
Ngày 21/11, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”.

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều cường

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều cường
Dự báo, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.