Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 32°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 17°C

Kết quả COP27: Cần nhưng đã đủ?

COP27 mang lại nhiều kết quả đáng chú ý trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng chưa đủ để đáp ứng kỳ vọng hiện nay.
COP27: Congo sẽ tiếp tục các dự án khai thác dầu khí nếu không được bồi thường COP27 thông qua quỹ hỗ trợ tổn thất và thiệt hại
Kết quả COP27: Cần nhưng đã đủ?
COP27 khép lại với nhiều kết quả quan trọng, song không mang lại đột phá trong biến đổi khí hậu như nhiều người kỳ vọng. (Nguồn: Reuters)

Ngày 19/11, Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 27, (COP27), đã khép lại sau hai tuần làm việc tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập. Việc hội nghị phải kéo dài thêm một ngày cho thấy rào cản chưa từng có đối với các bên tham gia đàm phán thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại COP27.

Xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Mỹ-Trung đầy sóng gió, khủng hoảng năng lượng và lương thực, lạm phát tăng cao khiến nhiều nước phải cân nhắc chính sách năng lượng. Thậm chí, một số đã buộc phải “hồi sinh” hay duy trì một số nguồn nhiên liệu hóa thạch hay hạt nhân nhằm đảm bảo nhu cầu nhiên liệu trong nước, qua đó tác động tiêu cực tới mục tiêu chuyển đổi xanh. Không ít nước đã do dự trước mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C tại COP26.

Năm 2022 chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt hiện tượng biến đổi khí hậu dị thường trên khắp thế giới, từ lũ lụt khiến một phần ba diện tích Pakistan ngập trong biển nước, mùa Hè nóng nhất châu Âu trong 500 năm đến các trận bão có sức tàn phá khủng khiếp đổ bộ vào Philippines, Cuba, Mỹ hay Việt Nam. Những thiên tai này dự kiến còn xuất hiện thường xuyên và khốc liệt hơn nếu thế giới không hành động quyết liệt chống biến đổi khí hậu thời gian tới.

Khi đó, việc COP27 kéo dài cho thấy quyết tâm của các bên về một thỏa thuận, không chỉ tiếp nối mà còn mở rộng những cam kết trước đó về biến đổi khí hậu trong COP26. Liệu nỗ lực này có thành công? Câu trả lời là có và không.

Bước tiến dài

Trước hết, sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của các bên liên quan, COP27 đã có bước tiến lịch sử khi đạt thỏa thuận về quỹ “tổn thất và thiệt hại”. Đây là điều đã nhiều lần được đề xuất, song chưa bao giờ được thông qua kể từ khi kỳ COP đầu tiên vào năm 1995. Theo đó, thỏa thuận này sẽ góp phần hỗ trợ về tài chính cho các nước kém phát triển và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của các hiện tượng thiên tai từ biến đổi khí hậu do phần lớn các nước phát triển gây ra.

Tuy nhiên, các nước đóng góp ngân sách và đối tượng thụ hưởng cụ thể của quỹ sẽ chỉ được thảo luận chi tiết hơn trong kỳ COP28 tại Dubai tháng 11 năm sau.

Thứ hai, hội nghị cũng nhất trí ủng hộ cải cách tại các ngân hàng phát triển để tăng cường tài chính khí hậu và sử dụng những nguồn vốn này hiệu quả hơn.

Các nước phát triển cũng đồng ý cung cấp 20 tỷ USD hỗ trợ tài chính công và tư để giúp Indonesia giảm phụ thuộc vào than đá, sau sáng kiến 8,5 tỷ USD tại Glasgow năm ngoái dành cho Nam Phi.

Thứ ba, COP27 đã giữ được nhiều cam kết tương đồng như kỳ trước.

Viết trên Twitter, Bộ trưởng Bộ chuyển tiếp năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher nhận định: “Thỏa thuận COP27 không chứa đầy tham vọng như Pháp và châu Âu mong đợi. Tuy nhiên, nó vẫn bảo tồn được điều cốt yếu: mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C”.

Cần nhớ rằng đến tận ngày bế mạc COP27, tức 18/11, các bên vẫn chưa thể nhất trí về vấn đề này. Phải sau 24 tiếng bổ sung, hội nghị mới có thể khép lại với bản thỏa thuận hoàn chỉnh.

Nguồn: Kết quả COP27: Cần nhưng đã đủ?

Phan Quân
baoquocte.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hiện lên như một bức tranh đa sắc về văn hóa 54 dân tộc anh em. Không chỉ là nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nơi đây còn trở thành “địa chỉ đỏ” giúp học sinh, sinh viên trên khắp cả nước bước vào hành trình khám phá di sản dân tộc qua những trải nghiệm chân thực nhất.

Xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vấn đề hạn mặn

Xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vấn đề hạn mặn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa
(Chinhphu.vn) - Sáng nay (24/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026
Ngân hàng cắt giảm nhân sự giữa làn sóng chuyển đổi số; VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận chạm mốc tỷ đô trong năm 2025; Loạt ngân hàng triển khai gói lãi suất ưu đãi 3.99%/năm; VIB dự kiến mua lại trái phiếu trước hạn gần 1.000 tỷ đồng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội rà soát công trình, dự án bất động sản tồn đọng; Đấu giá lô đất liên quan “Vũ nhôm” với mức khởi điểm hơn 100 tỷ; Khánh Hòa thu hồi hơn 200 ha đất để làm khu đô thị cao cấp tại Vân Phong; Hà Nội đấu giá 15 lô đất ở tại Mê Linh, giá khởi điểm 5,6 triệu đồng/m2…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.