Khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ?
|
Sự trở lại của khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ. Hình minh họa |
Nếu quan hệ năng lượng giữa Nga và Liên minh châu Âu trở lại trạng thái bình thường sau một thỏa thuận hòa bình lâu dài, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các dự án năng lượng của Nga nhiều khả năng sẽ được dỡ bỏ.
Gỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt và khôi phục dòng chảy khí đốt của Nga
Trong kịch bản này, Nga có thể xuất khẩu tới 50 bcm khí đốt mỗi năm sang châu Âu qua đường ống sẵn có. Bên cạnh đó, họ còn có thể xuất khẩu thêm 12 triệu tấn khí đốt hóa lỏng (LNG) mỗi năm. Khi đó, giá khí đốt tại trung tâm TTF ở Hà Lan có thể giảm xuống dưới 8-9 đô la cho mỗi đơn vị nhiệt (mmbtu) trong giai đoạn năm 2028-2029, dẫn đến các nhà máy sản xuất LNG của Mỹ có thể sẽ không hoạt động hết công suất, với sản lượng ước tính bị bỏ phí lên đến 25 triệu tấn mỗi năm trong 5 năm tới. Việc Mỹ xuất khẩu LNG giảm trong dài hạn như vậy sẽ tạo áp lực giảm giá khí đốt tại trung tâm Henry Hub (một chuẩn mực giá khí đốt quan trọng của Mỹ), làm tăng nguồn cung sẵn có cho sản xuất điện trong nước. Tuy nhiên, mặt tích cực là tăng nguồn cung khí đốt trong nước, có thể giúp giảm chi phí sản xuất điện.
Kịch bản thỏa hiệp ép buộc: Khí đốt Nga trở lại hạn chế
Thỏa thuận hòa bình có thể đạt được thông qua áp lực ngoại giao, đặc biệt từ Mỹ và Nga, sẽ cho phép dỡ bỏ một phần các hạn chế. Tuy nhiên, EU sẽ duy trì lệnh cấm đối với dự án Arctic LNG-2, giới hạn xuất khẩu của Nga ở mức 6 triệu tấn/năm. Một số lô hàng khí đốt qua đường ống từ Ukraine đến Hungary và Slovakia có thể được cho phép để tránh các bế tắc chính trị trong Hội đồng EU. Sự trở lại hạn chế này sẽ góp phần ổn định thị trường nhanh hơn mà không ảnh hưởng đáng kể đến các khoản đầu tư vào năng lực của Mỹ.
Xung đột kéo dài: Củng cố các lựa chọn thay thế của Mỹ và Qatar
Kịch bản này dự đoán rằng nếu xung đột Nga-Ukraine kéo dài và không có thỏa thuận hòa bình, giá khí đốt ở châu Âu sẽ duy trì ở mức cao, do nguồn cung từ Nga bị hạn chế. EU khi đó có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu khí đốt từ dự án sản xuất LNG Yamal và tuyến đường ống TurkStream. Điều này sẽ khiến châu Âu phải dựa nhiều hơn vào LNG từ Mỹ và Qatar, củng cố vai trò của họ, đồng thời thúc đẩy các cam kết tài chính mới trong lĩnh vực này.
Ông Massimo Di-Odoardo, Phó Chủ tịch Nghiên cứu Khí đốt và LNG tại Wood Mackenzie, nhận định: "Kết quả của các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraina vẫn rất khó đoán. Tất cả các kịch bản đều có thể xảy ra, bao gồmcả sự pha trộn giữa các kịch bản, mặc dù một thỏa thuận hòa bình dựa trên các cách tiếp cận khác nhau giữa Mỹ và EU hiện có vẻ là khả năng cao nhất.
Nguồn:Khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Quảng Ninh: Hành động thiết thực vì sự phát triển bền vững

Đà Nẵng khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai

Đắk Lắk: Hàng chục hồ chứa thuỷ lợi đã cạn kiệt nước

Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Mô hình khu dân cư “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” ở phường Phú Diễn
