Khoa học công nghệ góp phần phát huy thế mạnh nông sản địa phương
Cao Bằng với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thời gian qua, khoa học và công nghệ đã có sự đóng góp lớn đối với phát triển ngành Nông nghiệp của địa phương thông qua việc ứng dụng các đề tài KHCN trong sản xuất. Qua đó, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời phát triển các sản phẩm đặc thù, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhằm gắn kết chặt chẽ với việc khai thác, phát triển các giống cây, con có giá trị kinh tế, năng suất, chất lượng cao và có lợi thế, đặc trưng tại các địa phương, tỉnh Cao Bằng tiếp tục chú trọng triển khai áp dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại, công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp.
Để thúc đẩy người dân ứng dụng KHCN, Sở KH&CN Cao Bằng đã phối hợp với ngành nông nghiệp tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong việc tư vấn, tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất và nuôi thương phẩm các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, tư vấn cơ chế, chính sách cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ.
Đồng thời tiến hành các thủ tục đăng ký, sở hữu bảo hộ nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và VietGAP như: hạt dẻ, quýt (Trùng Khánh); hồi, quế, mận máu (Bảo Lạc); miến dong, trúc sào (Nguyên Bình)…
Bên cạnh đó, Cao Bằng còn chú trọng sản xuất, chế biến, tiêu thụ lạc, dong riềng và một số cây dược liệu quý; thâm canh, cải tạo vùng chè Đoỏng Pán, chè Lũng Sâu (Quảng Hòa), chè ô long (Nguyên Bình) gắn với chế biến tạo sản phẩm OCOP; nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm sản xuất từ cây hồi; chọn và nhân giống cây mắc-ca theo hướng thâm canh năng suất.
Xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu và phát triển một số sản phẩm từ quả quýt, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gạo nếp Ong; mô hình trồng và chế biến hà thủ ô đỏ; liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp Hương; nhân giống cây và chế biến các sản phẩm từ hạt dẻ, chế biến sâu sản phẩm từ quả chanh leo (nước cốt)…Từ việc nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, đến nay, trên địa bàn tỉnh có các dự án mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như: Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè bảo đảm an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi” tại 2 xã Bình Long, Bế Triều (Hòa An); mô hình “Nhân giống lạc L14 vụ hè thu tại xã Lê Lai (Thạch An)… Từ năm 2020 - 2023, toàn tỉnh có 144 sản phẩm OCOP, trong đó, 13 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 131 sản phẩm đạt 3 sao được UBND tỉnh, huyện cấp giấy chứng nhận đạt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) 3 sao, 4 sao.
![]() |
Ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng luôn tăng qua các năm. (Ảnh minh hoạ). |
Tiêu biểu như miến dong Tân Việt Á của Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á, lạp sườn, thịt hun khói của Hợp tác xã Tâm Hòa, sản phẩm hồng trà, lục trà…Cùng với phát huy những thế mạnh ưu đãi của thiên nhiên và huy động hiệu quả các nguồn lực, tỉnh có những chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp và đạt được nhiều kết quả, tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định bền vững.
Sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng và phát triển toàn diện, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống dân cư vùng nông thôn không ngừng cải thiện, vai trò chủ thể của người nông dân ngày càng được phát huy. Qua đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tăng qua các năm.
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 255 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 09 thực hiện các nội dung đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022-2025. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển các vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hữu cơ… Đây được coi là bước đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, ngay từ năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã ban hành Đề án “Nông nghiệp thông minh tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó xác định rõ lĩnh vực nông nghiệp thông minh, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến đang là xu thế và coi là bước đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, các địa phương xây dựng nhiều vùng cây đặc sản, đặc hữu mang thương hiệu riêng. Đây chính là tiền đề, cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp Cao Bằng hướng tới phát triển bền vững, ổn định lâu dài.
Nguồn:Khoa học công nghệ góp phần phát huy thế mạnh nông sản địa phươngCó thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Dòng tiền đầu tư tiếp tục "đổ" về thị trường cà phê
![Dòng tiền đầu tư tiếp tục "đổ" về thị trường cà phê](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/13/15/croped/cb8275dec1fa401dabe758b1a1aab12e.jpg)
Giá xăng, dầu tăng nhẹ từ chiều nay
![Giá xăng, dầu tăng nhẹ từ chiều nay](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/15/croped/gia-xang-nguyen-hue-72814-173943292648657681891620250213153030.3016410.jpg)
“Đẹp hóa” công tác thu, gom rác
![“Đẹp hóa” công tác thu, gom rác](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/10/croped/z6310348436447-255e41248e74071c53b87d6db5d7d68d2025021223070320250213104141.5229750.jpg)
Việt Nam chú trọng phát triển công trình công nghiệp xanh
![Việt Nam chú trọng phát triển công trình công nghiệp xanh](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/10/croped/193a20250213102809.3653220.jpg)
Khoa học công nghệ góp phần phát huy thế mạnh nông sản địa phương
![Khoa học công nghệ góp phần phát huy thế mạnh nông sản địa phương](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/10/croped/19420250213103723.2224510.gif)