Không chỉ châu Âu, khu vực Nam Á cũng 'đau đầu' vì khí đốt
Vì sao giá khí đốt châu Âu giảm xuống mức kỷ lục? Đan Mạch: Khí sinh học từ chất thải thực phẩm có thể thay thế khí đốt tự nhiên |
Người dân trong một khu chợ mua sắm ở Lahore, Pakistan, ngày 4/1. (Nguồn: AP) |
Theo ông Tariq Mehboob, Giám đốc điều hành thương hiệu thời trang nam Royal Tag, hơn 40% doanh số bán lẻ hằng năm là từ 30 ngày của tháng lễ Ramadan và các trung tâm mua sắm đông khách vào khoảng 20-22h.
Ông cho biết, việc đóng cửa sớm sẽ khiến 3-4 triệu người mất việc làm.
Kế hoạch nhằm tiết kiệm năng lượng và chi phí nhập khẩu dầu, sản phẩm chiếm 3 tỷ USD ngân sách mỗi năm của Pakistan, chủ yếu dùng để sản xuất điện. Đất nước này đang chịu tác động từ việc lạm phát tăng và đồng tiền mất giá.
Bangladesh cũng đối mặt với những vấn đề tương tự.
Cả hai quốc gia Nam Á đều đang nỗ lực tránh để lặp lại tình trạng cắt điện trên diện rộng như năm ngoái. Tuy nhiên, các quan chức ngành này và các nhà phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng có thể tồi tệ hơn trong năm nay, do lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giảm mạnh.
Pakistan và Bangladesh phụ thuộc lớn vào khí đốt trong sản xuất điện, nhưng đã giảm LNG nhập khẩu sau khi giá tăng vọt do nhu cầu tại châu Âu tăng mạnh, liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Theo nhà tư vấn về LNG tại công ty tư vấn về năng lượng FGE Poorna Rajendran, giá cao cùng với sản xuất trong nước giảm sẽ khiến Pakistan đối mặt với các vấn đề khi tăng cường sản xuất điện từ khí đốt. Tình trạng thiếu điện có thể tồi tệ hơn trong năm 2023.
Số liệu của nhà cung cấp các giải pháp cho thị trường năng lượng Kpler cho thấy, lượng nhập khẩu LNG của Pakistan năm 2022 giảm 17% so với năm 2021, xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Trong khi đó, tại Bangladesh, 2/3 sản lượng điện là từ khí đốt.
Lượng nhập khẩu LNG của nước này năm 2022 giảm 14% so với năm 2021, khiến sản lượng điện giảm, trong khi nhu cầu tăng.
Nguồn:Không chỉ châu Âu, khu vực Nam Á cũng 'đau đầu' vì khí đốt