Hà Nội: 29°C
Thừa Thiên Huế: 27°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 28°C
Hải Phòng: 28°C

Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?

Sản xuất chăn nuôi trong nước là lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn, do đó, việc đưa các cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính lúc này là chưa phù hợp.
Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 1): Những vấn đề đặt ra
Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?

Kiến nghị lùi thời gian kiềm kê khí nhà kính đối với ngành chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, căn cứ quy định tại Điều 6 về danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính (sau đây gọi là cơ sở phải kiểm kê KNK), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh mục bao gồm các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính thuộc các ngành Công thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên; các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà thương mại, công ty kinh doanh vận tải hàng hoá tiêu thụ hằng năm 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên; các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm trên 65.000 tấn.

Trong quá trình rà soát và cập nhật danh mục nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất bổ sung cơ sở chăn nuôi (lợn, bò) quy mô lớn vào danh mục các cơ sở phải kiểm kê KNK. Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá hiện trạng trong nước và trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương thống nhất đề xuất bổ sung ngành chăn nuôi vào danh mục cơ sở phải kiểm kê KNK. Dự thảo sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đã bổ sung thêm điểm đ khoản 1 Điều 6: “Các cơ sở chăn nuôi có quy mô hằng năm từ 1.000 con bò trở lên hoặc 3.000 con lợn trở lên”.

Dự thảo danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cập nhật dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong năm 2024, trong đó cũng đã đề xuất danh sách 341 cơ sở chăn nuôi đáp ứng điều kiện trên.

Trong văn bản góp ý, Hội chăn nuôi Việt Nam cho biết, mặc dù trước đây vì muốn chia sẻ với mục tiêu Quốc gia trong việc kiểm soát khí phát thải mà Hội Chăn nuôi Việt Nam cho là có thể đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính. Nhưng qua khảo sát thực tế, tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn các chuyên gia, doanh nghiệp, người chăn nuôi và nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm các nước xung quanh, Hội thấy rằng chưa thực sự phù hợp nếu Việt Nam đưa lĩnh vực và cơ sở chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính trong thời điểm hiện nay.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon là chủ trương đúng của Nhà nước nhằm hiện thực hóa các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?
Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi phát sinh chi phí lớn và nhiều khó khăn khác cho người chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi

Tuy nhiên, so với các nước công nghiệp phát triển thì không gian giảm phát thải nhà kính của Việt Nam còn khá rộng, có nhiều lĩnh vực có thể tham gia, đảm bảo để Việt Nam sẽ đạt được những cam kết về giảm phát thải nhà kính, như công nghiệp khai khoáng, luyện thép, xây dựng, giao thông, trồng rừng, canh tác lúa…

Những lĩnh vực này vừa có tiềm năng, lợi nhuận cao, vừa được Nhà nước hỗ trợ như trồng rừng hay dự án thâm canh 1 triệu ha lúa chất lượng và giảm phát thải tại ĐBSCL.

Trong khi đó, sản xuất chăn nuôi ở nước ta là lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn so với các ngành kinh tế khác và so với chính lĩnh vực chăn nuôi của các nước phát triển. Do đó, việc đưa các cơ sở chăn nuôi vào Danh mục phải kiểm kê khí nhà kính lúc này là chưa phù hợp, thiếu khả thi, chưa có sự chia sẻ của Nhà nước với lĩnh vực đang gặp quá nhiều rủi ro trong hội nhập.

Từ những lý do nêu trên, Hội Chăn nuôi Việt Nam đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay, ít nhất cũng là từ nay tới năm 2027.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam đã nêu một loạt các bất cập nếu áp dụng ngay việc kiểm kê khí nhà kính đối với cơ sở chăn nuôi:

Đầu tiên, phát sinh chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước, vốn hiện nay đã đang rất cao so với các nước phát triển. Bởi, chỉ tính riêng kinh phí chi cho hoạt động kiểm kê, hàng năm mỗi cơ sở chăn nuôi đã mất từ 100-150 triệu đồng; chưa kể các cơ sở thuộc diện này phải thực thi hạn ngạch buộc phải cắt giảm khí nhà kính hàng năm.

Thứ hai, nếu không đạt (về cơ bản là không đạt) sẽ bị xử lý vi phạm, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi và phát sinh các tiêu cực không đáng có.

Thứ ba, số lượng cơ sở chăn nuôi rất lớn. Trừ các trang trại chăn nuôi bò sữa, trại giống lợn của các công ty, tập đoàn trực tiếp quản lý có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật tốt có thể thực hiện được kỹ thuật kiểm kê và áp dụng nghiêm túc các quy trình giảm phát thải nhà kính; còn phần lớn các trại chăn nuôi trong sản xuất của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Thứ tư, hiện nay, số lượng các tổ chức dịch vụ và chuyên gia trong nước có đủ trình độ và kinh nghiệm hướng dẫn việc kiểm kê và các biện pháp kiểm soát khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi rất ít, cần có thời gian để đào tạo.

Từ những lý do nêu trên, Hội Chăn nuôi Việt Nam đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay, ít nhất cũng là từ nay tới năm 2027.

Việc lùi thời gian để các cơ quan quản lý, các đơn vị dịch vụ và người chăn nuôi có thêm điều kiện làm quen, tiếp thu được kiến thức, công nghệ phù hợp, cải tạo chuồng trại và chuẩn bị các nguồn lực để có thể thực thi được những vấn đề rất còn mới mẻ và phức tạp này.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương: Trên thế giới, nhiều quốc gia đã yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải kiểm kê khí nhà kính, nhưng theo lộ trình từ lúc yêu cầu đến khi bắt buộc thực hiện là 5 năm.

Ở nước ta, ông Dương cũng kiến nghị nên có lộ trình để các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi có thời gian, điều kiện làm quen, tiếp thu được kiến thức, công nghệ phù hợp, cải tạo chuồng trại và chuẩn bị các nguồn lực để có thể thực thi được những vấn đề rất còn mới mẻ và phức tạp này.

Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị lùi thời hạn kiểm kê khí nhà kính để ngành chăn nuôi có thời gian chuẩn bị

Giải pháp nào phù hợp?

Theo bà Nguyễn Quỳnh Hoa, Trưởng phòng Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Cục Chăn nuôi - Bộ NN & PTNT): Để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa hạn chế tác động tới môi trường, nhiều giải pháp đã cho thấy hiệu quả thực tiễn như áp dụng công nghệ xử lý thu hồi năng lượng, các mô hình phân bón hữu cơ, trang trại tuần hoàn, giảm phát thải.

Sau cam kết tại COP 26, Chính phủ Việt Nam đã có văn bản quy phạm pháp luật rất đầy đủ bao gồm Luật Chăn nuôi và các nghị định, các thông tư. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký phê duyệt Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi là một trong 5 đề án trọng tâm của chiến lược. Đề án đòi hỏi các địa phương tập trung triển khai thực hiện và mở ra hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn đảm bảo hiệu quả, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng xanh, góp phần hình thành nền nông nghiệp phát thải thấp nhằm đạt mục tiêu của Chính phủ trong phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”, bà Nguyễn Quỳnh Hoa nhấn mạnh.

Theo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, tiềm năng của các biện pháp giảm phát thải liên quan đến ngành chăn nuôi trong cả giai đoạn 2021 - 2030 là 152,5 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 54% tổng tiềm năng giảm phát thải của lĩnh vực nông nghiệp.

Nhìn từ kinh nghiệm giảm phát thải khí nhà kính của các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan…, bà Hoa cho rằng, quản lý khí nhà kính và các yêu cầu báo cáo khí nhà kính của các quốc gia phát triển và đang phát triển luôn bao gồm các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp trong các giai đoạn phải báo cáo.

Đây là yêu cầu của quá trình kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC, trong đó, ngành chăn nuôi có tỷ lệ khá lớn đối với tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Các cơ sở chăn nuôi lớn được yêu cầu cung cấp số liệu hoặc lập báo cáo kiểm kê tùy thuộc phương thức quản lý của từng nước và hệ thống quản lý số liệu về phát thải khí nhà kính.

Khi đã có các báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp sẽ có nhận thức được các cơ hội giảm phát thải ngay trong quá trình sản xuất của mình (ví dụ: cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, quản lý chất thải chăn nuôi để làm phân compost, thu hồi biogas đốt phát điện đáp ứng một phần nhu cầu điện năng của cơ sở chăn nuôi…).

Hiện, một số nước trên thế giới đã và đang phát triển các dự án carbon cho lĩnh vực chăn nuôi, đơn cử như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đã triển phát triển và đăng ký thành công các dự án tín chỉ carbon cho các cơ sở chăn nuôi tại các nước này. Đây có thể là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển dự án giảm phát thải, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và hướng đến phát triển bền vững, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia.

Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?
Nếu biết tân dụng các phụ phẩm, chất thải, nước thải, khí thải trong chăn nuôi sẽ tạo ra nguồn tài nguyên, phục vụ hoạt động sản xuất trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường

PGS. TS Cao Thế Hà, Trường Đại học Việt - Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Để ngành chăn nuôi tại Việt Nam có thể phát triển bền vững, ngoài những vấn đề mang tính chuyên ngành (thức ăn, giống, công nghệ chăn nuôi, chuồng trại, phòng chống dịch bệnh, giết mổ, thị trường …) thì vấn đề môi trường-xử lý chất thải, mùi cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là về tác động lên ý kiến xã hội. Nếu chạy theo các công nghệ xử lý chất thải truyền thống thì chi phí sẽ là rào cản khó vượt qua. Giải pháp là Kinh tế tuần hoàn, hay các Công nghệ “không thải” thu hồi tài nguyên từ chất thải (công nghệ “Không thải” GC-VN):

Trước hết về Thể chế (Luật, các Quy chuẩn để kiểm soát, các Chính sách để khuyến khích người chăn nuôi); Công nghệ để thực hiện, PGS. TS Cao Thế Hà nói thêm.

PGS. TS Cao Thế Hà phân tích: Trước năm 2000, ngành nông nghiệp ở nước ta phần lớn áp dụng công nghệ hồ chứa ít nhất 180 ngày cùng với đó là tái sử dụng tưới ruộng. Tuy nhiên, tưới ruộng phải theo Luật kiểm soát dinh dưỡng N, P. Tùy từng nơi, tùy loại cây trồng lượng N phải khống chế dưới 170-220 kg N/ha/năm, chỉ tưới vào thời điểm phù hợp (ít mưa).

Nhưng tại Mỹ: Về Thể chế họ có các Luật liên quan (nước, chăn nuôi), ít chú ý về thu hồi năng lượng, mặc dù họ có quan tâm phát triển công nghệ đốt, khí hóa (phân). Về Công nghệ XLNT họ có Chương trình phát triển EST ở Bang North Caroline (đứng thứ 3 nước Mỹ về số đầu lợn). Theo đó, nước-phân thải được đi ép tách làm hai dòng. Dòng rắn đi làm phân compost, dòng lỏng đi xử lý C, N, P. Công nghệ này cho phép tuần hoàn nước sau xử lý để ngâm phân trong chuồng. Sau áp dụng EST cải thiện môi trường nước, đất, không khí, hiệu quả chăn nuôi tăng, lợn chết giảm về số lượng.

EU: Một số nước (nhất là Đức) có chính sách Hỗ trợ điện tái tạo nên phát triển công nghệ Biogas-CHP (đồng phát nhiệt điện), áp dụng công nghệ màng để cô đặc nước thải làm phân NPK lỏng, có các Dự án tương tự EST ở Mỹ. Gần đây bắt đầu áp dụng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ mới là HTC, rất hiệu quả đối với chất thải ướt khó đốt (phân-bùn, rác sinh hoạt hữu cơ…).

Tại Việt Nam, gần đây đang dần phổ biến nuôi lợn trong chuồng kín, có điều nhiệt. Công nghệ gom phân-nước tiểu qua sàn, ít tắm hoặc không tắm lợn. Phân ngâm, xả định kì. Công nghệ xử lý: Tách phân, phần rắn bán làm phân compost, dòng lỏng qua hầm biogas hoặc không, xử lý bằng công nghệ AO hoặc SBR, qua các hồ chứa, tái sử dụng ngâm phân/rửa chuồng. Thu hồi biogas phát điện đã có song còn chưa phổ biến. Chưa có nhà máy làm phân compost từ phân ép nên nhiều khi sử dụng tươi, phân chưa hợp quy, có nguy cơ phát sinh bệnh. Bộ NN & PTNT có Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp (IWM) của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cac-bon thấp- LCASP 2013-2018 [“CD-02-2019_Chương trình QL Thải CN-Dự án LCASP 36pp”]. Theo đó: tách phân làm compost, áp dụng hầm biogas, dùng biogas phát điện. Ngoài ra, khuyến khích công nghệ chăn nuôi ít nước (ngâm phân, không tắm lợn).

Có thể thấy, khi áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải, khí thải, nước thải từ chăn nuôi sẽ tạo ra nguồn tài nguyên phong phú như: Phân bón, Nước (không chỉ là nước cho lợn uống, tắm lợn, vệ sinh chuồng trại, nước còn cần cho suốt quá trình gieo trồng, chế biến thức ăn cho lợn, nước cho giết mổ); Năng lượng trong đó phải nói đến tiền năng năng lượng từ Carbon; Điện năng (lượng điện thu được hoàn toàn có thể bù chi phí điện xử lý chất thải của trang trại, phần dư phục vụ sản xuất); Nhiệt năng (lượng nhiệt thu được có thể phục vụ công tác xử lý chất thải). PGS. TS. Cao Thế Hà lưu ý: Con số lượng khí metan thu hồi thực tế phụ thuộc vào công nghệ yếm khí.

Rõ ràng, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi là một giải pháp bảo vệ môi trường, giảm phát thải, tận dụng được nguồn thải để biến chúng thành tài nguyên, tiết kiệm chi phí và cho hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?

Lương Nguyễn
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiệt độ trái đất không ngừng tăng mạnh

Nhiệt độ trái đất không ngừng tăng mạnh
Nắng nóng gay gắt hoành hành nhiều khu vực, đặc biệt tại khu vực châu Á với nhiệt độ lên tới hơn 45 độ C. Riêng Ấn Độ, giới chức y tế nước này cho biết, ít nhất 110 người đã tử vong do nắng nóng từ ngày 1/3 đến 18/6.

Cao Bằng triển khai 11 dự án ổn định dân cư vùng thiên tai, biên giới

Cao Bằng triển khai 11 dự án ổn định dân cư vùng thiên tai, biên giới
Năm 2024, toàn tỉnh triển khai đầu tư 11 công trình, dự án bố trí ổn định dân cư, khắc phục hậu quả thiên tai và di dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.

Doanh nhân Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú: Xây dựng nền móng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Doanh nhân Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú: Xây dựng nền móng phát triển nông nghiệp hữu cơ
Sau nhiều năm đầu tư cho vùng trồng lúa hữu cơ đạt chứng nhận USDA và phát triển các dòng sản phẩm hữu cơ sau gạo, doanh nhân Nguyễn Văn Hùng liên kết với nông dân để mở rộng vùng trồng, góp phần phát triển vùng kinh tế còn nhiều khó khăn tại Cà Mau và xây dựng nền móng phát triển nông nghiệp hữu cơ trong tương lai.

Thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ

Thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ
Đợt mưa lớn từ ngày 2 – 4/7 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về nhà ở, tài sản, đường giao thông, thủy lợi và sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh miền núi Bắc Bộ.

Công ty TNHH Môi trường Sông Công thải bụi vuợt quy chuẩn cho phép

Công ty TNHH Môi trường Sông Công thải bụi vuợt quy chuẩn cho phép
Với sai phạm này, Công ty TNHH Môi trường Sông Công bị xử phạt 260 triệu đồng, buộc phải đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường (Lò sấy bùn) trong thời hạn 3 tháng.
VÀNG LÀ TIỀN TỆ HAY TÀI SẢN?

VÀNG LÀ TIỀN TỆ HAY TÀI SẢN?

Giá vàng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào ngày thứ Hai (20/05), khi một loạt các yếu tố từ kỳ vọng hạ lãi suất của Mỹ, các biện pháp kích thích của Trung Quốc đến căng thẳng địa chính trị đã thúc đẩy nhu cầu kim loại quý. Giá vàng đã vượt đỉnh, chạm mức 2450 USD/ounce. Trong nước, giá vàng cũng tăng cao do ảnh hưởng của giá thế giới. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục tiến hành đấu thầu vàng nhằm tăng cung, bình ổn thị trường vàng. Tại phiên đấu thầu lần thứ 8 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng ngày 21/05, có 9 ngân hàng và doanh nghiệp mua 7.900 lượng vàng miếng SJC (tương đương gần một nửa quy mô gọi thầu) với cùng mức giá 89,42 triệu đồng mỗi lượng. Một tháng qua, các doanh nghiệp, ngân hàng chi hơn 3.000 tỷ mua vào 35.000 lượng từ Ngân hàng Nhà nước. Trên thế giới coi vàng là một loại tài sản, trong khi ở Việt Nam, vàng lại có những tính chất riêng. Vậy vàng là tiền tệ hay tài sản, hãy cũng theo dõi phân tích của chúng tôi ngay sau đây về vấn đề này.
Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

NORWAY - A Time-Lapse Adventure 4K

NORWAY - A Time-Lapse Adventure 4K

This is a time-lapse video resulting from a 15,000 km (almost 10,000 miles) long road trip and tens of thousands of images taken along the way over the last 5 months. The journey has covered all of Norway’s 19 counties, from the far south to the Russian border in the Northeast. The aim of this 5 minute short film is to show the variety of Norway, everything from the deep fjords in the Southwest, to the moon landscape in the North, the Aurora Borealis (Nothern Lights) and the settlements and cities around the country, both in summer and wintertime. The video shows some of the most scenic places in Norway, such as Lofoten, Senja, Helgelandskysten, Geirangerfjorden, Nærøyfjorden and Preikestolen.
NEW ZEALAND ASCENDING | 8K60

NEW ZEALAND ASCENDING | 8K60

Explore southern New Zealand in a journey from the dry highlands of canterbury to the lush rainforests of the westcoast and the rugged coastlines of the south to the highest peaks of the southern Alps. Captured in incredibly detailed 8K resolution and mastered at 60fps this video is aimed to bring you as close to the scenery as being just on location. Within the production-time of 16weeks, 185000 photos have been taken, 8TB of raw-material shot, over 220 hours of time captured, 8000km driven and over 1000 hours have been spent for post-production.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.