Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 32°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 28°C

Kiểm soát, xử lý hiệu quả các nguồn thải từ hoạt động y tế

Ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng xác định, hoạt động khám, chữa bệnh phát sinh chất thải nguy hại rất lớn có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, vì vậy, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Hiện tại, các cơ sở có phát sinh chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm: 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng); 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện YHCT Bảo Lộc); 1 đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng); 12 Trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố; 1 nhà hộ sinh và 22 Phòng khám đa khoa khu vực; 142 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập: 2 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt và Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Đà Lạt); 642 cơ sở y tế tư nhân (9 phòng khám đa khoa tư nhân, 311 phòng khám chuyên khoa, 97 phòng chẩn trị YHCT, 10 phòng Xquang, 151 cơ sở nha khoa và 64 cơ sở khác). Theo thống kê năm 2023, các cơ sở y tế trong toàn tỉnh phát sinh gần 250 tấn chất thải lây nhiễm, hơn 8 tấn chất thải nguy hại không lây nhiễm, 1.025 tấn chất thải y tế thông thường và 280.582 m3 nước thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn.

Theo đánh giá của Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, các cơ sở y tế trong ngành có phát sinh chất thải y tế trong quá trình hoạt động đều đã thực hiện lập kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; tổ chức quan trắc môi trường theo các văn bản hiện hành quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện định kỳ 6 tháng 1 lần, báo cáo về Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế.

Kiểm soát, xử lý hiệu quả các nguồn thải từ hoạt động y tế
Cùng với công tác kiểm soát, thu gom, xử lý hiệu quả các nguồn thải, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều hướng đến mục tiêu xây dựng không gian xanh-sạch-đẹp.

Các cơ sở y tế đều đã đăng ký và có mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định về quản lý chất thải y tế. Theo đó, Sở Y tế đã quán triệt, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và định kỳ kiểm tra công tác phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế về việc quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Chất thải y tế tại các đơn vị được phân loại ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Từng loại chất thải y tế được phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải quy định áp dụng theo Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26/11/2021 về việc quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Hầu hết các cơ sở y tế đã bố trí túi nilon, thùng và hộp an toàn để phục vụ công tác thu gom, phân loại.

Chất thải rắn y tế lây nhiễm, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế nguy hại sau khi được phân loại đều được các cơ sở y tế thu gom tối thiểu ngày hai lần và lưu trữ tại kho lưu trữ riêng theo từng loại chất theo quy định của Bộ Y tế. Đối với chất thải phóng xạ có chất thải phóng xạ của Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng không đáng kể, chủ yếu là I131 và P32 sẽ được trả lại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.

Đối với chất thải sắc nhọn được các đơn vị dùng hộp cứng để đựng vật sắc nhọn, khi đầy tới 3/4 thùng được đậy nắp và chuyển tới nơi tập trung. Thùng đựng vật sắc nhọn được dán nhãn màu vàng, có ghi “Không đựng quá vạch này”, có biểu tượng nguy hại sinh học. Các đơn vị đã thu gom tập trung chất thải nguy hại không lây nhiễm về khu vực dành riêng cho chất thải nguy hại không lây nhiễm, phân loại và lưu giữ tại kho riêng, định kỳ hợp đồng với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để vận chuyển và xử lý.

Việc vận chuyển chất thải y tế đã được các cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy định tại Kế hoạch số 3876/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Còn đối với chất thải y tế lây nhiễm các đơn vị trên địa bàn TP.Đà Lạt, Bảo Lộc hợp đồng với các công ty môi trường đô thị vận chuyển đến lò đốt chất thải y tế trên địa bàn.

Trung tâm Y tế các huyện tự xử lý chất thải lây nhiễm tại đơn vị nên không vận chuyển ra bên ngoài, chỉ thu gom chất thải lây nhiễm từ các cơ sở y tế trên địa bàn về Trung tâm Y tế xử lý theo quy định. Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Trung tâm Y tế các huyện thu gom và vận chuyển chất thải lây nhiễm về Trung tâm Y tế tuyến huyện xử lý tập trung. Các cơ sở y tế tư nhân thu gom và vận chuyển chất thải lây nhiễm về Trung tâm Y tế tuyến huyện xử lý tập trung. Đối với rác thải sinh hoạt từ bệnh viện, các đơn vị hợp đồng với công ty môi trường đô thị tại địa phương hàng ngày vận chuyển đến đơn vị xử lý theo quy định.

Đối với rác thải y tế lây nhiễm, các cơ sở y tế trên địa bàn TP.Đà Lạt, Bảo Lộc hợp đồng với các công ty môi trường đô thị xử lý bằng lò đốt chất thải y tế trên địa bàn. Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện tự xử lý chất thải lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt trùng (Đức Trọng), nghiền hấp tiệt trùng (Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh) hoặc bằng phương pháp đốt (Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Cát Tiên).

Các cơ sở hành nghề y tế tư nhân nhỏ lẻ trên địa bàn TP.Đà Lạt, Bảo Lộc hợp đồng với công ty công trình đô thị để vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Các cơ sở tại địa bàn các huyện (lượng chất thải phát sinh ít) hợp đồng với Trung tâm Y tế trên địa bàn để xử lý hoặc xử lý theo phương pháp thủ công. Đối với rác thải y tế nguy hại thì các bệnh viện, trung tâm y tế khi phát thải chất thải y tế nguy hại sẽ thu gom và tập trung lưu trữ tại kho của đơn vị sau đó hợp đồng với các đơn vị có tư cách pháp nhân được phép xử lý chất thải y tế nguy hại để xử lý.

Về năng lực xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm hiện nay tại tỉnh Lâm Đồng đang áp dụng đồng thời 2 mô hình xử lý cho các bệnh viện là mô hình xử lý tại chỗ và xử lý theo cụm. Cụ thể, mô hình xử lý tại chỗ các cơ sở y tế sử dụng công nghệ lò đốt chất thải gồm Trung tâm Y tế các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Cát Tiên (lò đốt tại Trung tâm Y tế Lâm Hà đang bị hỏng, hiện tại đơn vị dùng xăng để đốt chất thải lây nhiễm, tro xỉ sau khi đốt được chôn lấp tại hố bê tông có lót đáy và nắp đậy kín). Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng xử lý bằng phương pháp hấp tiệt trùng và Trung tâm Y tế các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm xử lý bằng thiết bị nghiền hấp. Còn mô hình xử lý tập trung là các đơn vị y tế trên địa bàn TP.Đà Lạt và Bảo Lộc hợp đồng với Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt để thu gom, vận chuyển, xử lý tập trung.

Kiểm soát, xử lý hiệu quả các nguồn thải từ hoạt động y tế
Chất thải y tế tại các đơn vị được phân loại ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.

Về quản lý nước thải y tế có 7 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc và Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt) đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế; trong đó, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng thực hiện xử lý nước thải bằng công nghệ AAO, đạt tiêu chuẩn nguồn nước thải đầu ra. Có 11/12 Trung tâm Y tế huyện, thành phố đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế (Trung tâm Y tế Bảo Lộc chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế). Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã trang bị hệ thống xử lý nước thải hoạt động từ năm 2009. Hiện đơn vị đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt cho nâng cấp sửa chữa hệ thống xử lý nước thải theo dự án của tỉnh.

Chất thải thông thường được các đơn vị trong ngành phân loại, thu gom và hợp đồng với công ty quản lý môi trường đô thị trên địa bàn xử lý theo quy định. Chất thải tái chế được các đơn vị trong ngành phân loại để vào kho riêng và hợp đồng với các đơn vị có giấy phép kinh doanh tái chế theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu gom, xử lý các nguồn thải y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Vẫn còn một số trung tâm y tế, cơ sở y tế đang sử dụng phương pháp đốt chất thải rắn y tế, đây là một phương pháp không được Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết cán bộ phụ trách về công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế đều kiêm nhiệm không phải cán bộ chuyên trách, do đó công tác triển khai về quản lý chất thải y tế còn gặp khó khăn.

Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải y tế còn hạn chế; nhiều đơn vị không đủ lực xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải, khu lưu giữ chất thải rắn. Mặt khác, đầu tư cho vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải; mua hóa chất, vật tư làm sạch môi trường, mua sắm trang thiết bị, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tiêu hủy chất thải rắn y tế cũng cần kinh phí tương đối lớn. Đối với các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực lượng chất thải lây nhiễm phát sinh hàng ngày ít nên hầu hết các đơn vị lưu giữ chất thải tại trạm quá lâu trước khi đem xử lý. Hầu hết trạm y tế xã chưa được đầu tư lò đốt rác thải y tế và hệ thống xử lý nước thải y tế theo đúng quy chuẩn.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp và chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc công tác quản lý chất thải y tế. Bố trí ngân sách cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh bảo đảm đủ kinh phí cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải y tế đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả.../.

Nguồn: Kiểm soát, xử lý hiệu quả các nguồn thải từ hoạt động y tế

Lê Liên
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người dân Trung Âu khốn đốn vì mưa lũ

Người dân Trung Âu khốn đốn vì mưa lũ
Người dân ở một số khu vực của Ba Lan và Cộng hòa Séc đã vội vã sơ tán vào ngày 16/9 khi những người khác ở Trung Âu bắt đầu dọn dẹp sau trận lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn 2 thập kỷ để lại dấu vết tàn phá và số người chết ngày càng tăng.

Lũ lụt nhấn chìm nhà cửa ở Nigeria, hàng trăm nghìn người cần viện trợ

Lũ lụt nhấn chìm nhà cửa ở Nigeria, hàng trăm nghìn người cần viện trợ
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc vừa cho biết, các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc đang nhanh chóng hỗ trợ hàng chục người mới phải di dời ở Đông Bắc Nigeria, sau khi những trận mưa như trút nước khiến một con đập bị vỡ và gây ngập lụt khu vực này.

Ảnh hưởng bão số 4: Quảng Bình còn nhiều điểm bị chia cắt cục bộ

Ảnh hưởng bão số 4: Quảng Bình còn nhiều điểm bị chia cắt cục bộ
Một số khu vực tại huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) còn bị chia cắt do mưa to mấy ngày qua.

Quảng Nam: Phát hiện vết nứt sâu trên núi, khẩn cấp sơ tán 1 thôn

Quảng Nam: Phát hiện vết nứt sâu trên núi, khẩn cấp sơ tán 1 thôn
Sáng 20/9, Trung tá Lương Tất Hải, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền địa phương cùng cán bộ chiến sĩ biên phòng vừa tổ chức sơ tán khẩn cấp 11 hộ/41 nhân khẩu của thôn 56B, xã Đắc Pre đến nơi an toàn.

Quân đội huy động hơn 280.000 cán bộ, chiến sĩ ứng phó với bão số 4

Quân đội huy động hơn 280.000 cán bộ, chiến sĩ ứng phó với bão số 4
Sau khi bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quân đội đã huy động hơn 280.000 cán bộ, chiến sĩ và 5.442 phương tiện chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.