Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 20°C

Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Cầu

Nhiều năm qua, tình trạng nguồn nước tại lưu vực sông Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sức khỏe nhân dân. Tình trạng này đòi hỏi các địa phương nằm trên lưu vực sông Cầu cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp để kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm.

Lưu vực sông Cầu có chiều dài khoảng 288 km, thuộc địa giới của 6 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Thời gian qua, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội diễn ra khá nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, cùng với sự mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 6 tỉnh trong lưu vực là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu.

Tại tỉnh Bắc Ninh, sông Cầu hiện đang tiếp nhận nguồn nước từ các phụ lưu chính là sông Ngũ Huyện Khê, kênh Kim Đôi và sông Tào Khê. Trong đó sông Ngũ Huyện Khê là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đoạn sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nước sông Cầu, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động xả thải ra sông Cầu; tham gia Tổ giám sát theo Quyết định số 1380/QĐ-BTNMT ngày 03/6/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thành lập Tổ giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động tại làng nghề Phong khê và Cụm công nghiệp giấy Phong Khê; giám sát đối với 22 cơ sở sản xuất và đã yêu cầu các cơ sở tiến hành đầu tư các công trình xử lý môi trường và tiến hành đầu nối với Nhà máy xử lý nước thải tập trung làng nghề Phong Khê;

Triển khai các dự án: Dự án cải tạo, nâng cấp sông Ngũ Huyện Khê, Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê công suất 5.000 m³/ ngày đêm, Dự án đầu tư Hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn công suất 33.000 m³/ngày đêm, Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Bắc Ninh công suất 28.000 m³/ngày đêm.

Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Cầu
Tình trạng ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu đòi hỏi các địa phương phải triển khai đồng bộ các giải pháp.

Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, các cơ sở có nguồn thải lớn xả thải ra sông Cầu và xử lý nghiêm các hành vi xả chất thải vượt quy chuẩn môi trường; tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề và Cụm công nghiệp Phong Khê.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục triển khai dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung làng nghề Phong Khê; hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2; đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải và thu gom rác thải tại Cụm công nghiệp Phú Lâm; triển khai các Đề án chuyển đổi Cụm công nghiệp Phong Khê sang khu logistic và Cụm công nghiệp Phú Lâm sang khu đô thị.

Tại tỉnh Thái Nguyên, sông Cầu có nhiều phụ lưu, trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái nguyên có mật độ sông suối khá cao, chảy qua nhiều khu vực dân cư, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, do đó tiếp nhận nhiều nguồn nước thải.

Những khu vực khác cũng ghi nhận có tình trạng ô nhiễm tại các sông, suối, kênh chảy vào sông Cầu, như: suối Mỏ Bạch, Đồng Danh, Phố Hương, Xương Rồng… trên địa bàn TP. Thái Nguyên; sông Đu đoạn chảy qua huyện Đại Từ hay tình trạng rác thải trên các tuyến kênh đổ nước vào sông Công.

Về xử lý các nguồn thải trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã tăng cường tuyên tuyền, triển khai nhiều hoạt động vệ sinh, bảo vệ môi trường nguồn nước, sông suối. Việc xử lý các nguồn thải được thực hiện theo nội dung hồ sơ môi trường của dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, khu dân cư, khu đô thị thực hiện đầy đủ việc thu gom xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam về nước thải trước khi thải ra môi trường.

Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Cầu
Bảo vệ nguồn nước trên lưu vực sông giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất tại các địa phương.

Tại tỉnh Bắc Kạn, để đảm bảo môi trường, nguồn nước dòng sông Cầu, ngày 25/4/2023 UBND tỉnh đã có Công văn số 2514/UBND-NNTNMT về việc xử lý ô nhiễm môi trường tại sông Cầu. Theo đó, chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, tập trung xử lý, giải quyết tốt các nội dung liên quan đến vấn đề rác thải, ô nhiễm.

Chỉ đạo UBND các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân sinh sống dọc hai bờ sông Cầu có ý thức bảo vệ môi trường cho nguồn nước sông Cầu, không xả rác thải sinh hoạt, đất đá thải, phế liệu xây dựng, phụ phẩm thải nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật xuống sông đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn, từ kết quả quan trắc môi trường định kỳ trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện theo mạng lưới quan trắc được UBND tỉnh phê duyệt, hiện nay, chất lượng nước sông Cầu đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Tuy nhiên, để tiếp tục bảo vệ sông Cầu trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân cần chung tay, đồng lòng thực hiện những giải pháp quản lý, hạn chế tình trạng xả thải gây ô nhiễm ra sông, suối, môi trường. Công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng cũng cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa để giữ ổn định mực nước sông Cầu.

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông, thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiến tới giảm thiểu và xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm nước tại một số điểm nóng trên các lưu vực sông, trong đó có sông Cầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông.

Trong đó, đối với lưu vực sông Cầu, Thủ tướng đề nghị UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, UBND thành phố Hà Nội khẩn trương chỉ đạo, thực hiện các giải pháp xử lý triệt để các nguồn thải gây ô nhiễm lưu vực sông, tập trung xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê trên địa bàn tỉnh mình, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống thu gom để vận hành nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025;

Vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp Phú Lâm trước ngày 31 tháng 3 năm 2025; đấu nối, thu gom, xử lý nước thải của cụm công nghiệp Phong Khê 1, 2, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025; Buộc các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động tại các làng nghề Phong Khê, Châu Khê, Hương Mạc, Phù Khê, Đồng Quang và các cụm công nghiệp Phú Lâm, Phong Khê 2 phải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định; hoặc phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường;

Xử lý các điểm tập kết chất thải rắn không đúng quy định dọc sông Ngũ Huyện Khê; Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước tại làng nghề Phong Khê, cụm công nghiệp Phú Lâm; Xem xét tạm thời không cấp phép đầu tư mới hoặc cho phép mở rộng quy mô sản xuất đối với các cơ sở có nguồn thải vào sông Ngũ Huyện Khê; Lập kế hoạch thực hiện để đến năm 2025, các cơ sở hiện đang hoạt động có xả nước thải vào sông Ngũ Huyện Khê có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng, không làm phát sinh nước thải.

UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng lộ trình và triển khai các biện pháp khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại điểm cầu Bóng Tối, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Nguồn: Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Cầu

Lê Minh
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính, trong sạch, vì nhân dân phục vụ; phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả cụ thể.

Hải Phòng phê duyệt đề án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

Hải Phòng phê duyệt đề án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
UBND thành phố Hải Phòng ban hành quyết định số 218/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại quận An Dương, thành phố Thủy Nguyên và các huyện: Kiến Thụy, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

TP. HCM rà soát quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội

TP. HCM rà soát quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội
UBND TP. HCM sẽ lập tổ công tác để xử lý, gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Bình Dương: Xây dựng quy trình, quy định và đơn giá về xử lý rác sinh hoạt

Bình Dương: Xây dựng quy trình, quy định và đơn giá về xử lý rác sinh hoạt
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 627/KH-UBND về việc xây dựng quy trình, quy định và đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Sau năm 2050 không sử dụng than cho sản xuất điện

Sau năm 2050 không sử dụng than cho sản xuất điện
Đến năm 2050, phát triển đủ các nguồn điện sạch thay thế để bù vào các nguồn điện với công suất tối thiểu 3.335 MW, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 3.335 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than.